-->

Lịch sử và mối quan hệ của khoa học luật hiến pháp với các ngành khoa học pháp lý khác

Ngoài mối quan hệ với các ngành khoa học pháp lý khác, khoa học luật Hiến pháp còn có quan hệ mật thiết với các môn khoa học không pháp lý như: Khoa học kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học... và nhất là khoa học chính trị (chính trị học).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198



Như trên đã nêu luật Hiến pháp là một trong những ngành khoa học pháp lý, cho nên khoa học luật Hiến pháp có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học pháp lý khác. Trước hết phải kể đến ngành khoa học pháp lý chung. Đó là Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật và Lịch sử Nhà nước và pháp luật. Dựa trên những kết quả nghiên cứu sự phát triển của các quy phạm pháp luật luật Hiến pháp, cùng với việc nghiên cứu quy phạm của các ngành luật khác, các nhà khoa học phát triển thành Lý luận chung của Nhà nước và pháp luật. Ngược lại luật Hiến pháp phải dựa trên những kết quả nghiên cứu tổng kết của khoa học Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật mà tìm ra những loại hình tổ chức quyền lực Nhà nước cho tương lai mỗi đất nước. Cũng tương tự như vậy, luật Hiến pháp liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học pháp lý khác như lịch sử Nhà nước, Pháp luật Thế giới, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự..

Ngoài mối quan hệ với các ngành khoa học pháp lý khác, khoa học luật Hiến pháp còn có quan hệ mật thiết với các môn khoa học không pháp lý như: Khoa học kinh tế chính trị, chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học... và nhất là khoa học chính trị (chính trị học).

Chính trị học là một bộ phận của các khoa học nghiên cứu các quy luật của sự hình thành phát triển chính trị, quyền lực chính trị.

Trong khi đó khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu quy phạm pháp luật về việc tổ chức quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước về cơ bản đều được gọi là quyền lực chính trị. Chính vì gần trùng một đối tượng nghiên cứu cho nên giữa chúng (luật Hiến pháp và chính trị học) rất gần nhau. Sự phân biệt ở đây chỉ thể hiện ở chỗ khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quy phạm pháp luật về các thiết chế chính trị, còn chính trị học lại nghiên cứu các quy phạm pháp luật về các thiết chế chính trị, còn chính trị học lại nghiên cứu hoạt động thực tế của hoạt động chính trị. Không mấy khi việc nghiên cứu trên lại tách biệt lẫn nhau.


Lịch sử khoa học luật Hiến pháp cũng gần tương tự như lịch sử của nền lập hiến thế giới. Nếu như lịch sử lập hiến thế giới ở nghĩa hẹp được bắt đầu bằng lịch sử hiến pháp thành văn, thì có thể nói rằng lịch sử khoa học luật Hiến pháp cũng bắt đầu từ đấy, từ trước và trong cách mạng tư sản trước đó khoa học luật Hiến pháp chưa được hình thành một cách riêng rẽ, vẫn chung trong khoa học triết học với nhận thức lúc ban đầu là “Văn sử địa” bất phân minh.

Ngành khoa học luật Hiến pháp hiện đại có những nhà khoa học có rất nhiều công trong việc phát triển ngành khoa học này. Ví dụ như các nhà luật học M.Prelo, Vedel, Duverger (Pháp); Dice, Philip (Anh), Corwin, Beth (Mỹ). Những tác phẩm của họ được xuất bản và tái bản lại nhiều lần bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới.

Song song với hệ thống các khoa học pháp lý của các nhà nước theo chủ nghĩa tư bản là các khoa học pháp lý của các nhà nước thuộc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, mà đứng đầu là Liên Xô và các nước Đông Âu, hiến pháp cũng trở thành một bộ môn quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật học của các nước này.

Ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, do không có điều kiện khách quan và chủ quan cho việc phát triển các ngành khoa học pháp lý nói chung, ngành khoa học luật Hiến pháp cũng kém phát triển. Nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền đã hình thành nên một số những trung tâm nghiên cứu và giảng dạy chuyên về luật Hiến pháp (Luật Nhà nước). Đó là bộ môn Luật Nhà nước của khoa Hành chính Nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Viện Nhà nước và pháp luật với các giáo trình đã được xuất bản: Giáo trình luật Nhà nước Việt Nam, trường Đại học Pháp lý Hà Nội năm 1990; Giáo trình luật Nhà nước Việt Nam 1992, 1993; Giáo trình luật Hiến pháp tư bản của khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của nhiều tác giả khác nhau.

Sự hình thành của một khoa học luật pháp không chỉ giản đơn bằng khoa học ấy có đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, mà nó phải tồn tại phát triển dựa trên một số cơ sở lý luận nhất định.

Giống như các ngành khoa học khác, khoa học luật Hiến pháp có được thành tựu như hiện nay phải dựa trên thành quả đã đạt được của rất nhiều tri thức của những người đi trước. Những thành tựu đó tạo nên cơ sở lý luận của nhanhg khoa học này. Ngành luật Hiến pháp Việt Nam, khoa học luật Hiến pháp dựa trên những cơ sở lý luận sau:

- Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật nói chung cũng như Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng. Những quan điểm đó được phản ánh trong tác phẩm nổi tiếng như: “Nội chiến ở Pháp” của C.Mác năm 1781, “Nguồn gốc của gia đình, của tư hữu và Nhà nước” của Ph.Ăngghen năm 1884, “ Nhà nước và cách mạng” năm 1917 và “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” năm 1918 của V.Lênin... Trong các tác phẩm này, những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác- Lênin về Nhà nước và pháp luật như bản chất giai cấp, vai trò của Nhà nước và pháp luật, sự cần thiết phải đập tan bộ máy Nhà nước tư sản cũ, xây dựng Nhà nước dân chủ kiểu mới... vẫn còn giữ nguyên giá trị.

- Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng chính quyền Nhà nước làm trong sạch bộ máy Nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, cũng như xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá dân tộc, hiện đại, nhân văn... Những quan điểm đó được phản ánh trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng như các nghị quyết đại hội Đảng, đặc biệt trong các nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và thứ VII, VII. Những tư tưởng về lấy dân làm gốc, nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới hệ thống chính trị... trong các nghị quyết của Đảng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các cơ qua nhà nước cũng như vai trò và mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng Cộng sản Việt Nam, với các tổ chức xã hội khác...

- Những quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta như Hồ Chủ tịch, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, ... cũng là cơ sở lý luận để nghiên cứu luật nhà nước. Những quan điểm đó được phản ánh trong các tác phẩm “ Hồ Chí Minh tuyển tập”, “ Cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân” của Trường Chinh và đặc biệt trong các “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp 1959” của Hồ Chủ Tịch, “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp 1980” của Trường Chinh, “Báo cáo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1980” của Võ Chí Công...

Quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước là cơ sở lý luận giúp chúng ta nghiên cứu quá trình phát triển của các quy phạm, chế định quan hệ luật nhà nước. Ví dụ quan điểm của Hồ Chủ tịch trong Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp 1946 cũng như quan điểm của đồng chí Trường Chinh trong “ Cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân”... Là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tổ chức bộ máy Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân.

- Những quan điểm của Đảng về các tổ chức xã hội trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, về quyền bình đẳng cũng như dân chủ xã hội chủ nghĩa. Những quan điểm này được phản ánh trong điều lệ và nghị quyết của các tổ chức đó. Đó cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vai trò của các tổ chức xã hội trong hệ thống chính trị, trong hoạt động quản lý của nhà nước...

- Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phù hợp với yêu cầu của thời đại cơ sở lý luận của khoa học luật hiến pháp không chỉ giản đơn dừng lại ở những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác cũng như của Đảng cộng sản, mà còn phải mở rộng hơn nữa bằng những quan điểm tư tưởng của những thời đại trước là những thành quả chung của nhân loại. Nhất là việc khai thác những tư tưởng quan điểm của ông cha để làm giàu thêm những bản sắc dân tộc trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước.

Các tác phẩm của Montesquieu S. như Tinh thần của pháp luật (De l’esprit des Lois) hoặc tác phẩm của Rousseau như Khế ước xã hội (Du contrat Social), các tác phẩm khác của Locke, Madison, Jefferson đang được khai thác và sử dụng…

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình


Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Eveerst là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.