-->

Hình thức nhà nước và vấn đề quy định hình thức nhà nước trong các Hiến pháp

Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của việc tổ chức nhà nước. Việc cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, quyền, nghĩa vụ của từng cơ quan, nguồn gốc quyền lực nhà nước đều phụ thuộc vào vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ nhà nước.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Như trên chúng ta đã nhận rõ Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh quan trọng là chế độ nhà nước dân chủ hay còn được gọi là chế độ chính trị dân chủ, chế độ nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Chế độ nhà nước thuộc về nhân dân không phải mãi đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin mới được hình thành, mà nó đã được mới được tuyên bố ngay từ khi cách mạng tư sản của các nhà nước tư sản. Nhưng thuật ngữ “nhân dân” được hiểu một cạc đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn. Nếu như ở cách mạng tư sản và của nhà nước tư sản khái niệm đó chỉ được dừng lại ở những người đàn ông da trắng có tài sản, thì của cách mạng xã họi chủ nghĩa, và của nhà nước xã hội chủ nghĩa bao gồm tất cả mọi người dân không phân biệt dòng giống, tài sản, giới tính. Theo cách gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội của nghĩa là những cuộc cách mạng triệt để hơn, mà không là những cuộc cách mạng nửa vời như của cách mạng tư bản chủ nghĩa.

Chế độ nhà nước được hình thành bao gồm nhiều hoạt động của các cơ quan cấu thành nhà nước. Các cơ quan nhà nước này trong chế độ dân chủ khác với của chế độ quân chủ phải hoạt động theo những quy định của hiến pháp. Những quy định này được các Hiến pháp sắp xếp lại với nhau theo một khuôn mẫu nhất định tạo nên hình thức nhất định nào đó của nhà nước. Đó là các hình thức nhà nước.

Như vậy, hình thức nhà nước như là đối tượng điều chỉnh quan trọng bậc nhất của mỗi một bản hiến pháp. Hình thức nhà nước là thuật ngữ chuyên ngành luật hiến pháp nhằm khái quát hoá mô hình nhà nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung bên trong của cơ cấu tổ chức và mối quan hệ các tổ chức cấu thành nhà nước.

Trong Lý luận chung về Nhà nước, hình thức nhà nước thường được phân tích thành ba dạng: Hình thức chính thể, chế độ chính trị và hình thức cơ cấu lãnh thổ. Nhưng ở một chừng mức nhất định nào đó thì hình thức chính thể cũng bao gồm nhiều dấu hiệu của chế độ chính trị. Vì vậy trong khoa học luật hiến pháp hình thức nhà nước thường chỉ được phân tích dưới hai dạng cơ bản là hình thức chính thể và hình thức nhà nước cấu trúc lãnh thổ. Sở dĩ có hiện tượng này vì chế độ chính trị của các nhà nước có hiến pháp chỉ có thể là những nhà nước dân chủ, chế độ chính trị dân chủ, mà không thể là một nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế.

Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của việc tổ chức nhà nước. Việc cơ cấu tổ chức các cơ quan nhà nước, quyền, nghĩa vụ của từng cơ quan, mối quan hệ giữa chúng với nhau, nguồn gốc quyền lực nhà nước đều phụ thuộc vào vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ nhà nước. Ngược lại, chính vấn đề chính thể, cơ cấu lãnh thổ nhà nước lại có tác động đến cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Với tầm quan trọng như vậy, cho nên chính thể cũng như cơ cấu lãnh thổ nhà nước bao giờ cũng được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nhà nước, đó là hiến pháp. Hiến pháp có thể dành một chương riêng nói về chính thể, cũng như cơ cấu lãnh thổ nhà nước. Hoặc có thể trong hiến pháp không có chương riêng, nhưng qua các quy định của hiến pháp đã toát nên cho chúng ta vấn đề chính thể và cơ cấu lãnh thổ của nhà nước. Vì vậy, vấn đề chính thể, và cơ cấu lãnh thổ nhà nước là vấn đề thuộc nội dung cơ bản của hiến pháp thực định.

Bản chất của hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước. Từ trước đến nay chúng ta thường xem xét hình thức trên hai phương diện là hình thức chính thể và hình thức cấu trúc lãnh thổ. Tuy nhiên cách thức tổ chức quyền lực nhà nước rất phức tạp. Nếu chỉ dừng lại ở hình thể và chính thể nhà nước thì thiết nghĩ khó có thể xem xét một cách toàn diện hình thức tổ chức nhà nước. Chẳng hạn như hai cách tiếp cận truyền thống không thấy được tương quan giữa con người và định chế, tương quan giữa quyền lực và luật pháp. Dưới góc độ nghiên cứu luật hiến pháp, hình thức nhà nước còn đươc nhìn trên phương diện tương quan giữa quyền lực và pháp luật. Góc nhìn này biểu hiện ở vấn đề Nhà nước pháp quyền. Cũng như hình thức chính thể và hình thức cấu trúc lãnh thổ, nhà nước pháp quyền được điều chỉnh trong Hiến pháp. Do đó, đây là một đối tượng nghiên cứu của luật hiến pháp.

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình


Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn 19006198.