Hệ thống khoa học của luật Hiến pháp

Là một khoa học độc lập, khoa học luật Hiến pháp có một hệ thống nhất định, đó không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những tri thức mà là hệ thống tri thức có liên quan chặt chẽ với nhau.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Là một khoa học độc lập, khoa học luật Hiến pháp có một hệ thống nhất định, đó không chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những tri thức mà là hệ thống tri thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ thống khoa học luật Hiến pháp phản ánh một cách khách quan tính hệ thống của đối tượng cần phải điều chỉnh của ngành Luật. Vì vậy về cơ bản, hệ thống khoa học luật Hiến pháp được xác định hệ thống ngành Luật Hiến pháp. Cụ thể, khoa học Hiến pháp bao gồm những phần sau:

- Những tri thức chung về ngành luật Hiến pháp và khoa học luật Hiến pháp như: đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, hệ thống ngành luật Hiến pháp, quy phạm, chế định, quan hệ luật Hiến pháp, vị trí của luật Hiến pháp, hệ thống và vị trí cũng như cơ sở lý luận của khoa học luật Hiến pháp.

- Những tri thức chung về nguồn của luật Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp (nguồn chủ yếu của luật Hiến pháp) như: sự ra đời và bản chất của Hiến pháp nói chung, sự ra đời và phát triển của Hiến pháp Việt Nam nói riêng cũng như bản chất giai cấp, những đặc điểm của Hiến pháp so với các văn bản luật khác, so với Hiến pháp của các nước khác (đặc biệt so với các Hiến pháp Tư sản)...

- Những tri thức về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu bản chất, những nguyên tắc của những mối quan hệ đó. Khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như những đảm bảo để thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân ở các nước tư sản.

- Những tri thức về bộ máy Nhà nước đó là những tri thức về những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trình tự hình thành, tính chất, vị trí cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, những tri thức về mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước...

Như vậy, khoa học luật hiến pháp có một hệ thống những tri thức về những vấn đề thuộc những đối tượng nghiên cứu của nó. Hệ thống khoa học luật Hiến pháp biến đổi cùng với sự biến đổi của các chế định luật Hiến pháp, cùng với sự thay đổi phạm vi nghiên cứu (đối tượng nghiên cứu) của khoa học luật Hiến pháp.



Danh từ luật hiến pháp xuất hiện tại Pháp quốc vào năm 1834 khi môn này được tạo lập lần đầu tiên tại trường luật khoa Paris. Tại Italia được dạy từ năm 1797 dưới nhan đề là Diritto constitutionale sau này được coi là từ gốc của danh từ Pháp Droit constitutional. Còn danh từ Constitution tức là hiến pháp thì lại được dùng từ hồi Cách mạng tư sản 1791 trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Điều 16 của bản Tuyên ngôn này tuyên bố, xã hội nào các quyền không được bảo đảm và không áp dụng nguyên tắc phân quyền thi không có hiến pháp. Quốc hội lập hiến của cách mang tư sản Pháp quốc năm 1791 ra quyết định tất cả các trường luật đều phải có môn Hiến pháp, nhưng trong thực tế quyết đinh này không được thực hiện. Năm 1819 một số nội dung cơ bản của hiến pháp được đề cập trong chương trinh của môn Công pháp. Năm 1834 môn Hiến phá được chính thức ra đời, nhưng chăng bao lâu lại bị thay bởi môn công pháp /Droit Public gồm cả hiến pháp và hành chính. Mãi tới năm 1878 Luật Hiến pháp mới được chính thức giảng dạy trong các trường Luật của Pháp quốc.

Dần dần Hiến pháp trở thành một bộ môn chính yếu trong các chương trình đào tạo cử nhân luật học và của các ngành khoa học xã hội khác như cử nhân chính trị học, cử nhân hành chính…

Cùng với việc khẳng định Hiến pháp thành văn là một đóng góp to lớn của nền Cộng hoà Mỹ quốc cho thế giới, Khoa học Luật Hiến pháp cũng như bộ môn Hiến pháp của các trường luật học và chính trị học Mỹ quốc được phát triển rất mạnh. Có thể nói rằng không ở đâu trên thế giới ngành khoa học Hiến pháp lại được phát triển một cách mạnh mẽ như ở Mỹ quốc. Cấc giáo trình luật Hiến pháp của Mỹ quốc được viết tới hàng nghìn trang. Bên cạnh giáo trình là hệ thống các chuyên khảo mổ xẻ dưới nhiều góc đọ rất khác nhau từ vấn đề nhân quyền cho đến các vấn đè khác có liên quan đến việc tổ chức quyền lực của nhà nước.

Trong chương trình đào tạo cử nhân luật học của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, luật Hiến pháp cũng được coi trọng, được gọi là Luật Nhà nước. Ngoài bộ môn Luật Nhà nước của mỗi quốc gia, nhiều cơ sở đào tạo còn đưa vào chương trình của mình cả nhưng môn gần tương tự như Luật Nhà nước tư bản chủ nghĩa, Luật Nhà nước các nước xã hội chủ nghĩa, Luật Nhà nước của các nước đang phát triển và nước vừa giải phóng khỏi chế độ thực dân, đế quốc …

Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình

Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Eveerst là hoạt động cần thiết để giải quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường, Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng đài 19006198.