Hành vi làm hồ sơ giả để hưởng chế hưởng chế độ lương thương binh, nhiễm chất độc da cam hàng tháng là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nội dung
Nội dung yêu cầu của khách hàng tóm tắt như: Chú tôi có đi bộ đội chiến trường campuchia nhưng không nằm trong diện được hưởng chế độ của nhà nước theo quy định là năm 1972. Thế nên chú tôi đã nhờ người khác làm hồ sơ giả đi bộ đội năm 1972 để hưởng chế độ lương thương binh, nhiễm chất độc da cam hàng tháng. Vậy cho tôi hỏi, nếu bị phát hiện chú tôi sẽ bị xử lý thế nào?
Thứ nhất, về trường hợp giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng chế độ hưởng chế độ lương thương binh, nhiễm chất độc da cam hàng tháng có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, thay thế Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, gọi tắt là BLHS 2015, quy định như sau:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174):
"1- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341):
"1- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm.
3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Như vậy, việc làm hồ sơ giả của chú anh/chị để hưởng chế hưởng chế độ lương thương binh, nhiễm chất độc da cam hàng tháng là một hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
Thứ hai, một số trường hợp làm giả hồ sơ, giấy tờ để hưởng chế độ đối lương thương binh, nhiễm chất độc da cam.
Từ đơn thư phản ánh của các cựu chiến binh, qua xác minh 207 hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam của 6 xã, gồm: Cổ Lũng, Sơn Cẩm (Phú Lương), Phục Linh, Tân Thái (Đại Từ) và Quyết Thắng, Thịnh Đức (thành phố Thái Nguyên), cơ quan điều tra đã xác định được 101/207 hồ sơ có "vấn đề" và tất cả đều xuất phát từ...
Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên. Các hồ sơ này có đủ giấy ra viện, bản sao bệnh án, giấy chứng nhận bệnh tật, sổ điều trị ngoại trú tâm thần do bệnh viện cấp, trong đó có 60 trường hợp đề cấp từ năm 2004.
Trong các giấy tờ trên đều có chữ ký của Phó giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Nam thần kinh, dấu của bệnh viện xác nhận... Tuy vậy, kết quả điều tra xác định được có 96/101 người trên thực tế không có ngày nào điều trị tại Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên.
Trong số 96 người này có 83 người không có tên trong sổ lưu trữ hồ sơ bệnh án; 13/96 có bệnh án nhưng thực tế cũng không nằm viện ngày nào...
Trước cơ quan điều tra, 36 người đã thừa nhận không điều trị tại Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên, mà các giấy tờ để hợp thức hóa hồ sơ hưởng chế độ da cam là do mua hoặc xin được trong năm 2010.
Trong đó, một số người khai xin được của cán bộ bệnh viện, còn đại đa số khai phải mua trực tiếp của các cán bộ Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên hoặc mua qua "cò" với giá tiền từ 1 - 6 triệu đồng.
Vô trách nhiệm hay cố tình làm sai?
Hiện nay, số tiền cụ thể thu được trong vụ việc này của một số cán bộ Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên vẫn chưa có con số chính xác, nhưng rõ ràng việc "làm tiền" từ những giấy tờ này là hoàn toàn có thật.
Bước đầu, những cán bộ của bệnh viện ký tên trên các giấy tờ liên quan đến hồ sơ giả để trục lợi từ chính sách cho nạn nhân chất độc da cam đã thừa nhận: Từ tháng 5 đến tháng 8/2010, họ đã cấp rất nhiều loại giấy: Giấy ra viện, giấy chứng nhận bệnh tật, sổ đăng ký ngoại trú tâm thần... nhưng đề lùi thời gian từ những năm 2004 hoặc 2005 cho những người thực tế không nằm tại Bệnh viện tâm thần Thái Nguyên.
Để hợp thức hoá cho việc cấp các loại giấy tờ trên họ đã tự lập ra hoặc chỉ đạo cán bộ, nhân viên dưới quyền lập các bệnh án giả để nộp lên phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
Những người này đã lập ra gần 100 bộ hồ sơ bệnh án giả nhằm thu lời bất chính. Song đến thời điểm này mới chỉ có một người thừa nhận có nhận tiền và nộp lại số tiền mà mình nhận được.
Tài liệu điều tra cũng đã xác định được cùng tham gia vào việc làm các giấy tờ giả của Bệnh viện tâm thần còn có một số đối tượng khác ở huyện Đại Từ và huyện Phú Lương.
Cần xử lý nghiêm minh
Trả lời chất vấn của cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh vừa qua, đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên đã khẳng định: Cơ quan an ninh điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh tích cực phối hợp với Công an tỉnh và các ngành chức năng để làm rõ các trường hợp nghi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ, chính sách của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Qua xem xét thực tế vụ việc, đối với những người tự làm giả hồ sơ hoặc thuê người khác làm giả hồ sơ để được hưởng chế độ là hành vi vi phạm vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 1, Điều 267 của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Đối với các đối tượng làm giả hồ sơ cho người khác để thu lợi bất chính đã vi phạm vào khoản 2, Điều 267 Bộ luật Hình sự. Do vậy, ngoài việc đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi các quyết định hưởng chế độ cần phải khởi tố bị can, xử lý về mặt hình sự...
Được biết, trong thời gian qua, Công an huyện Đại Từ đã khởi tố 3 vụ với 9 bị can về tội làm giả hồ sơ để hưởng chế độ đối với nạn nhân chất độc da cam và chế độ thương binh, thu giữ 169 tài liệu giả các loại.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng nhóm tư vấn trực tuyến - Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận