Đồi tài sản
Hỏi: Bố mẹ tôi là chủ sở hữu căn nhà. Ngoài việc gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, tôi còn có một số tiền tiết kiệm nữa gửi cho bố mẹ giữ hộ.Bố mẹ tôi có 3 (ba) người con chung, chị gái tôi, anh trai tôi và tôi. Hiện nay bố mẹ tôi đều đã chết. Trước khi chết bố mẹ tôi không để lại di chúc.Nhưng năm 2003 khi đó bố mẹ tôi còn sống, anh trai tôi có gia đình muốn mua nhà ra ở riêng. Bố mẹ tôi đã dùng tiền đã đưa cho anh trai tôi đủ số tiền mua nhà ở riêng cho đến ngày nay. Có viết giấy biên nhận tiền và cam đoan của vợ chồng anh trai tôi là sau này không tranh chấp với tôi ngôi nhà bố mẹ tôi đang ở, trong đó có chữ ký của bố, mẹ tôi cùng với chữ ký của cả hai vợ chồng anh trai tôi, nhưng chưa có dấu phường xã.Lợi dụng do bố mẹ tôi chết không để lại di chúc, anh trai tôi quay lại đòi 1/3 ngôi nhà mặc dù tôi đã trả số tiền để vợ chồng anh trai tôi mua nhà ra ở riêng. (Thanh- Long Biên)
Luật gia Dương Thị Hải Yến - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Anh/chị rất khó để có thể yêu cầu vợ chồng anh trai từ bỏ quyền thừa kế căn nhà theo đúng như giao kèo trong giấy biên nhận bởi thừa kế theo pháp luật là quyền lợi hợp pháp của anh trai anh/chị khi bố mẹ anh/chị qua đời mà không có di chúc(trừ khianh trai anh/chị thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005). Tuy nhiên anh/chị có thể đòi lại số tiền đã giao cho vợ chồng anh traitheo cách như sau: Điều 470 Bộ luật Dân sựvề tặng cho tài sản có điều kiện quy định: “1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại".
Như vậy, nếu coi giao dịch giữa anh/chị và người anh trai là một giao dịch tặng cho có điều kiện, theo đó: anh/chị tặng cho anh trai một số tiền, với điều kiện anh trai từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến ngôi nhà bố mẹ từng ở thời còn sống, nội dung này thể hiện trong giấy biên nhận có chữ ký của các bên liên quan. Sau khi ký giấy biên nhận, về phía anh/chị đã thực hiện tặng cho người anh khoản tiền như đã hứa, tuy nhiên hiện nay người anh lại không thực hiện điều kiện như đã hứa hẹn trong giấy biên nhận ban đầu. Theo đó hiện nay anh/chị có thể kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người anh trai cư trú, hồ sơ khởi kiện cung cấp giấy biên nhận, lập luận rằng vì anh/chị đã tặng cho anh trai số tiền nên hiện yêu cầu anh trai thực hiện theo đúng hứa hẹn, không tranh chấp căn nhà của bố mẹ. Trường hợp anh trai vẫn cương quyết yêu cầu được hưởng thừa kế theo pháp luật trong phần di sản hợp pháp của bố mẹ, thì yêu cầu anh trai trả lại khoản tiền mà anh/chị đã tặng cho trước đây do anh trai đã vi phạm điều kiện tặng cho của giao dịch. Đồng thời, ngoài số tiền đã tặng cho ghi trong giấy biên nhận, anh/chị có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm của người anh trai nếu anh/chị chứng minh được thiệt hại.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận