Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chuyển nhượng đất) được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Hỏi: Vào năm 2007, gia đình tôi có mua 1 mảnh đất - Loại đất: thổ cư. - Hạng đất: mặt đường 200. - Nguồn gốc lô đất: được UBND xã xử lý hợp pháp. Đã được đôi bên ký kết thỏa thuận trên hợp đồng và được UBND xã đóng dấu xác nhận.Về phần ghi của cơ quan nhà nước: - Về giấy tờ sử dụng đất: đất lấn chiếm đc UBND xã xử lý, đất hợp lý đã hợp pháp. - Về hiện trạng thửa đất: hiện đang sử dụng để ở. Có 72 mét vuông nằm trong QHH Lang đường 200. - Về điều kiện chuyển nhượng: Còn trên 45 mét vuông không nằm trong QHH Lang Đường 200. - Cam kết về chữ ký của chủ hộ và các hộ giáp ranh: chữ ký của chủ hộ và các hộ giáp ranh là đúng sự thực. - Điều kiện chuyển nhượng: yêu cầu DT nằm trong QHHL đường 200 không được phép chuyển nhượng và xây dựng. Đã được UBND xã, cán bộ địa chính ký tên và đóng dấu. • Về phần xác định mốc giới thửa ruộng: đã được các chủ sử dụng đất tiếp giáp xác nhận và được UBND xã, cán bộ đo đạc và chủ sử dụng đất ký tên và đóng dấu. Vậy xin cho tôi hỏi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó có được hợp pháp không? Mong được giải đáp sớm. (Vũ Nam Hà - Hà Nội).
Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo quy định tại Điều 698 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;
- Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
- Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất;
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Vì vậy, anh Minh cần giải thích cho anh Hoà và chị Bình biết nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nêu được 09 nội dung chủ yếu trên.
Về thủ tục pháp lý bảo đảm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý sau khi được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc phải có đối với loại hợp đồng này. Tuy nhiên, cần lưu ý với các đương sự là đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân thì có thể lựa chọn hình thức công chứng tại Phòng Công chứng có thẩm quyền địa hạt đối với quyền sử dụng đất là đối tượng của hợp đồng hoặc hình thức chứng thực tại UBND cấp xã, nơi có đất. Trong trường hợp này, anh Hoà và chị Bình đã lựa chọn việc chứng thực tại UBND xã. Do đó, cán bộ tư pháp - hộ tịch cần giải thích cụ thể như sau:
- Nếu hợp đồng do các bên tự soạn thảo thì phải bảo đảm đầy đủ các nội dung chủ yếu trên đây rồi mang đến UBND xã để chứng thực hợp đồng;
- Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu UBND xã lập giúp mình hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện việc chứng thực theo quy định tại Nghị định số79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007.Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,chứng thực chữ ký.
Theo đó, khi hợp đồng chuyển nhượng đất của gia đình bạn mà có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì là hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực pháp lý, hoàn toàn hợp pháp. 72m vuông trong quy hoạch đường200là không được chuyển nhượng cho gia đình bạn vì trong hợp đồng đã ghi rõ, số diện tích được chuyển nhượng là 45m vuông.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận