-->

Cải cách bộ máy hành chính, nội dung quan trọng của cải cách hành chính

Để xác định được nội dung đổi mới tổ chức cùa bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì trước hết chúng ta phải tiến hành cài cách nền hành chính quốc gia.

Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng đặt ra yêu cầu khách quan, cấp bách phái đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Để xác định được nội dung đổi mới tổ chức cùa bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì trước hết chúng ta phải tiến hành cài cách nền hành chính quốc gia. Đây là nội dung hết sức quan trọng mà trong nghị quyết của Đảng, từ đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X đều đưa ra và được xem là kim chỉ nam cho các cơ quan nhà nước trong tiến trình đổi mới. Nôi dung này cũng được xem là một trong năm chủ trương lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nội dung của cải cách hành chính bao gồm: 1) Cải cách thể chế hành chính; 2) Cái cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 3) Xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; 4 Cải cách tài chính công.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cải cách bộ máy hành chính là khâu quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia. Trong thời gian qua chúng ta đã đạt được một sô thành tựu đáng kế như bước đầu đã có sự phân biệt giữa quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh; cái cách một bước thể chế hành chính và thú tục hành chính; đổi mới chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước khác; cơ cấu bộ máy hành chính bước đầu tinh giảm trên cơ sở sáp nhập một số cơ quan hành chính nhà nước có thấm quyền chuyên môn ở trung ương...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì bộ máy hành chính nhà nước ta vẫn còn một số những nhược điểm, cụ thể là:

- Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính;

- Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng.

Tình trạng tham nhũng vẫn còn tổn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, cồng chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sơ. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước;

- Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thực sự chưa quán triệt một cách triệt để nguvên tắc tập trung dàn chủ trong quản lí nhà nước;

- Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỉ cương trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có chiều hướng gia tăng.

Để khắc phục tình trạng này chúng ta phải xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, có đủ nâng lực, sử dụng đúng quyên lực và từng bước hiện đại hoá để quản lí nhà nước có hiệu lực, hiệu quả.

Mặt khác, thực tiẽn quản lí nhà nước có nhiều thay đổi, chịu tác động của quy luật phát tricn của xã hội, tác dộng của nổn kinh tê thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Thực trạng này hơn lúc nào hết yêu cầu cải cách bộ máy hành chính nhà nước cho phù hợp với xu thế mới là tất yếu khách quan.

Mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính nhà nước ta hiện nay là hướng tới xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh giản, tổ chức hợp lí, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp, hoạt động liên tục có kỷ cương trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; một bộ máy hành chính nhà nước hướng vào phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của dân, phát huy hợp lí và hiệu quả sức dân, đảm bảo công bằng và văn minh với mỗi người dân ở mọi vùng đất nước.

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm:

- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trên cơ sở bảo đám quvền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phân nhiệm một cách hợp lí giữa ba quyển lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó đặc biệt chú ý quyền hành pháp;

- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân;

- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong xu thế hội nhập quốc tế; góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiến hành cải cách bộ máy hành chính nhà nước phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Thể chế hoá kịp thòi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách bộ máy hành chính nhà nước thành các quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể;

- Luôn xuất phát từ lợi ích của dân, đáp ứng quyền lợi, nguyện vọng của dán. Đảm bảo nguyên tắc: "Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân";

- Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

- Phân biệt rõ hơn chức năng quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh;

- Đảm bảo quản lí hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực với quản lí theo lãnh thổ;

- Xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, của trung ương và dịa phương.

Phương hướng cải cách bộ máy hành chính nhà nước trong những năm tới:

- Xác định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:, từ đó xây dựng mô hình Chính phủ văn minh, Chính phủ điện tử;

- Quy định một cách khách quan, khoa học, hợp lí, chạt chẽ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ. Giám đến mức tháp nhất sô lượng các cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực nhằm thu gọn đầu mối cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyên chuyên môn:

- Ổn định địa vị hành chính, thiết lập các căn cứ phân tách phù hợp được các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có thể chủ động trong quản lí nhà nước;

- Xác định địa vị pháp lí hành chính của uỷ ban nhân dân xã theo hướng tăng quvền tự quản đối với các hoạt động quán lí dân cư ớ địa phương, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; quan lí hoạt động kinh tế chủ yếu là quán lí đất đai: quản lí dân cư; quán lí trật tự trị an; tổ chức đời sổng dân cư và cung cấp các dich vu công cho địa bàn dân cư;

- Đổi mới hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ tuyến dụng những công dân có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức vào ngạch công chức, viên chức nhà nước. Xác lập quy chế công việc phù hợp, hiện đại nhằm thiết lập trật tự, kỉ cương, kỉ luật chặt chẽ đối với đội ngũ cán bộ, công chức.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.