Di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực ngay sau khi người lập di chúc chết.
Hỏi: Mẹ chồng tôi trước khi mất có để lại một số giấy tờ trong đó có ghi nội dung phân chia tài sản cho anh chị em trong nhà. Sau khi mẹ chồng tôi mất được 50 ngày thì anh em chúng tôi họp lại cùng thống nhất chia lại tài sản không theo giấy tờ mà mẹ chồng tôi để lại. Sau tất cả anh chị em, và các ông bà trong họ nội tộc ký xác nhận vào biên bản họp gia đình hôm đó. Hỏi : trong hai loại văn bản trên thì văn bản nào có giá trị khi làm sổ đỏ? Vì hiện tại 1 người trong anh em chúng tôi lại không đồng ý làm theo biên bản họp gia đình hôm 50 ngày mẹ chông tôi, mà đòi làm theo yêu cầu của mẹ chồng tôi trước khi mất. ( Đỗ Thị Liên - Thái Bình)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Trước hết bạn cần xem xét di chúc của mẹ chồng bạn có hiệu lực pháp luật hay không ?
Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng :
Di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (điều 646 BLDS)
Điều kiện về người lập di chúc có tỉnh táo hay không? Đủ tuổi và năng lực hành vi dân sự hay không? (theo quy định tạo điều 647 BLDS )
Về hình thức thì di chúc bằng văn bản mà không có người làm chứng thì người lập di chúc phải viết tay và ký vào bản di chúc ( điều 655 BLDS ) hoặc di chúc bằng văn bản có công chứng chứng thực, hoặc di chúc văn bản có người làm chứng thì pahir có chữ ký người lập di chúc trước người làm chứng và những người làm chứng cũng có trách nhiệm ký vào di chúc đó. ( điều 656 BLDS)
Di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực ngay sau khi người lập di chúc chết.
Như vậy trong trường hợp này bạn phải xem xét di chúc của mẹ chồng bạn có hiệu lực pháp luật hay không ?
Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật thì phải tuân theo di chúc, trường hợp các anh chị em trong gia đình có thoả thuận thì phải được thành lập bằng văn bản có công chứng thì sẽ có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp di chúc không có hiệu lực pháp luật thì sẽ chia theo pháp luật theo quy định tại điều 676 Bộ Luật dân sự 2005.
Như vậynếu di chúc có hiệu lực thì đó chính là loại văn bản có giá trị đi làm sổ đỏ. Trường hợp di chúc không có hiệu lực thì văn bản trên cần phải mang bản thảo thuận phải được công chứng thì mới có giá trị vì văn bản thoả thuận có xác nhận của mọi người trong dòng họ thì không có giá trị pháp lý.
Quy định về công chứng văn bản thoả thuận chia di sản thừa kế mời bạn tham khảo bài viết sau : Tư vấn về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận