Giải quyết tranh chấp lao động?

Người lao động có thể ủy quyền cho Liên đoàn Lao động huyện tham gia xét xử hoặc đề nghị tòa án yêu cầu liên đoàn lao động tham gia phối hợp giải quyết tranh chấp lao dộng...

Hỏi: Em là đương sự trong một vụ án lao động (chấm dứt hợp đồng trái pháp luật). Bằng chứng mà công ty chứng minh em sai nên họ chấm dứt hợp đồng với em đó chính là 3 biên bản ghi lỗi trong 3 ngày liên tiếp. Biên bản này chỉ có chữ ký của công ty và chủ tịch ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trên thực tế em không hề có sai phạm nào trong 3 biên bản ghi lỗi này cả. Công ty sau khi sa thải em thì họ bịa lý do để ghi lỗi em và lôi kéo ban chấp hành công đoàn ký vào mà thôi. Em có ghi âm để chứng minh rằng 3 biên bản đó là sai sự thật, và chủ tịch ban chấp hành công đoàn đã vi phạm điều lệ công đoàn, lạm dụng quyền lợi của chủ tịch công đoàn làm ảnh hưởng đến lợi ích của em. Vậy xin hỏi, em có quyền tố cáo hành vi sai trái của chủ tịch công đoàn cơ sở lên liên đoàn lao động huyện hoặc tỉnh không? Hoặc trong xét xử em có thể mời đại diện liên đoàn lao động huyện về tham dự không? Nếu em không thể mời được thì em có thể kiến nghị tòa án mời được không? (Đỗ Huyên - Phú Thọ)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của chủ tịch công đoàn cơ sở gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân, anh (chị) có quyền tố cáo lên cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền.Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Quyết định 254/2014/QĐ-TLĐ về nội dung, thẩm quyền tố cáo của công đoàn: “Tố cáo người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nào thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết”. Như vậy đối với hành vi vi phạm của chủ tịch công đoàn cơ sở anh (chị) có thể tố cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở là Liên đoàn lao động huyện. Trong trong trường hợp xét xử, do anh (chị) không nêu rõ nên chúng tôi hiểu là trong trường hợp tòa án giải quyết tranh chấp lao động giữa anh (chị) và công ty về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải. Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều 26 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 Liên đoàn Lao động huyện có nhiệm vụ phối hợp với tòa án giải quyết tranh chấp lao động; đại diện cho người lao động khởi kiện hoặc tham gia các vụ án về lao động khi được người lao động ủy quyền. Như vậy anh (chị) có thể ủy quyền cho Liên đoàn Lao động huyện tham gia xét xử hoặc đề nghị tòa án yêu cầu liên đoàn lao động tham gia phối hợp giải quyết tranh chấp lao dộng giữa anh (chị) và công ty.

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.