Luật sư tư vấn tranh chấp đất nông nghiệp

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

Hỏi: Gia đình nhà cháu có 1 thửa đất ruộng lúa khai hoang 7 thước bắc bộ, từ ngày xưa, chưa có trong sổ đỏ! Trong quá trình canh tác có xảy ra tranh chấp, bên cạnh ruộng nhà cháu,người ta mua đất san lấp đất ruộng để trồng cây ngô, trong quá trình san lấp đất người ta đã vùi lấp hết bờ cõi, san cả sang ruộng nhà cháu, bây giờ người ta còn rào quây ruộng của nhà cháu để chiếm hữu làm của riêng.Vì người ta biết toàn bộ khu đất đấy đều chưa có trong sổ đỏ,Gia đình nhà cháu có yêu cầu họ trả lại diện tích đất để nhà cháu canh tác, nhưng họ yêu cầu nhà cháu đưa sổ đỏ ra mới trả lại đất. Vì gia đình nhà cháu nông thôn, điều kiện gia đình không đủ để cho anh em cháu đi học đầu đủ được, vậy nên cháu viết lên những dòng tâm sự như thế này, rất mong được sự quan tâm và chia sẻ của các cô các chú tư vấn giúp cháu với ạ! (Trần Nam - Nam Định).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:



Trước hết, để đòi lại được mảnh đất đó, bạn cần làm đơn lên UBND xã yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai giữa gia đình bạn và gia đình đã lấn chiếm đất nhà bạn theo như bạn vừa nêu.

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai quy định:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;


c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành”.

Theo đó, trước hết UBND sẽ tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp, thu thập tài liệu và hoà giải tranh chấp giữa các bên.

Nếu hoà giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. (quy định tại đoạn 2 Khoản 4 Điều 88 Nghị định nêu trên).

Trong trường hợp tranh chấp của bạn, nếu gia đình muốn đòi lại được mảnh đất đó thì bạn phải đưa ra được các căn cứ để chứng minh đất là thuộc quyền sử dụng của gia đình bạn, gia đình bạn đã sử dụng ổn định, lâu dài. Vì đất là do khai hoang từ ngày xưa chưa có sổ đỏ, nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:

a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

f) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

g) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

h) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký”.

Theo đó,bạn phải đưa ra các giấy tờ như: biên lai nộp thuế; giấy tờ đo đạc… để làm căn cứ chứng minh mảnh đất đó đã được gia đình bạn sử dụng ổn định, lâu dài.

Khuyến nghị:


  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.