-->

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc, có phải báo trước?

Người sử dụng lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người giúp việc có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình.

Hỏi: Vợ chồng tôi ký hợp đồng lao động với một người giúp việc vào tháng 01/2015, chúng tôi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng là 36 tháng. Tuy nhiên, tháng 07/2016 qua camera theo dõi, chúng tôi phát hiện người giúp việc này thường xuyên đánh và quát mắng con trai nhỏ 2 tuổi của chúng tôi. Do quá bức xúc, chúng tôi ngay lập tức cho người này nghỉ việc. Người giúp việc không đồng ý,nói rằng vợ chồng tôi phải báo trước. Đề nghị Luật sư tư vấn, vợ chồng tôi làm như thế có trái pháp luật không ? (Vũ Văn Phúc - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn Luật Lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình quy định các trường hợp người sử dụng lao động không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “ a) Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm; b) Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, người giúp việc có hành vi ngược đãi, dùng vũ lực đối với thành viên trong gia đình người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước. Do đó, vợ chồng anh hoàn toàn có quyền cho người giúp việc nghỉ việc mà không cần phải báo trước.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.