Công ty Luật TNHH Everest tư vấn ly hôn khi chồng có hành vi bạo lực.
Hỏi: Em lấy chồng đã 10 năm, có 02 con trai. Đứa lớn 10 tuổi, đứa bé 13 tháng cách đây 3,4 năm vợ chồng em thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi nhau và đã ly thân từ thời gian đó. Vì cố gắng sống để nuôi con nên em chịu đựng đến năm ngoái. Họ hàng và bố mẹ đẻ em giục đẻ đứa nữa, vì họ hàng nói nhiều nên em cũng suy nghĩ nhiều và nghe lời sinh thêm đứa nữa để mong Chồng em thay đổi tính nết lo lắng vun vén cho gia đình. Nhưng ngược lại, sau khi sinh xong Chồng em còn tệ hơn, không giúp đỡ việc nhà, thường xuyên quát vợ mắng con. Thỉnh thoảng lại đánh em. Lần gần đây nhất là 29/3 đánh em bị rạn xương bả vai phải nghỉ làm một tuần, rất nhiều lần mắng chửi em, láo với mẹ đẻ em, em đã cố nhịn nhiều nhưng giờ không chịu được nữa. Vậy em nên làm thế nào mong các luật sư tư vấn giúp em? (Kiều Oanh - Hà Nam)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về hành viđánhđập bạn của chồng bạn:chồng của bạn có thể bị xử phạttheo quyđịnh tại Điều 49: "Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đâya) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này".
Căn cứĐiều 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007quy định các hành vi bạo lực gia đình như sau:"1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng".
Căn cứ Điều 20 và Điều 21 củaLuật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007quy định Uỷ ban Nhân dân và Toà án Nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc khi có đủ các điều kiện sau đây:“a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.”
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận