Đòi lại đất cho hộ gia đình khác mượn để trồng cây

Các quy định của pháp luật về hợp đồng mượn tài sản theo Bộ luật dân sự năm 2005? Người cho mượn đất có quyền đòi lại đất cho mượn khi nào? Xử lý cây lâu năm do người mượn đất trồng trên đất đó? Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai?

Hỏi: Trên thửa đất nhà tôi hiện nay đang sinh sống có gấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 570 m2 và nhà tôi đã sinh sống trên đó từ năm 1979 đến nay. Trên thực tế địa hình nhà tôi nằm ở ngã ba đường hai phía giới hạn bởi đường giao thông. Do thiếu hiểu biết nên để hộ xung quanh có trồng cây xen kẽ vào phần đất nhà tôi giáp với đường giao thông cụ thể là họ trồng tre. Nếu tính theo trên bản đồ thì diện tích đất nhà tôi lớn hơn 570 m2 tuy nhiên trên thực tế đang sử dụng thì lại nhỏ hơn 570 m2. Đến nay do nhu cầu sử dụng của gia đình muốn lấy lại phần đất đó thì những hộ xung quanh lại nhận là đất của họ. Khi xem bản đồ hành chính do xã quản lý thì phần đất nhà tôi giới hạn bởi hai con đường chứ không có phần đất nhà ai xen giữa. Vậy hỏi Luật sư, nhà tôi có quyền sử dụng phần đất mà hộ gia đình nọ nhận không? (Nam Hải - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì thửa đất mà gia đình bạn đang sử dụng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích thửa đất là 570m2, đồng thời bạn có cho hộ xung quanh trồng tre trên thửa đất của mình. Như vậy, hộ đang trồng tre trên thửa đất của gia đình bạn chỉ có quyền sử dụng phần đất đó theo như sự thỏa thuận giữa gia đình bạn và hộ đó (cụ thể là thỏa thuận về mục đích sử dụng phần đất, thời gian sử dụng…). Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sử dụng này thì tuân theo thỏa thuận đó, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì gia đình bạn có quyền lấy lại phần đất. Tuy nhiên khi lấy lại đất thì phải cho bên kia một thời gian hợp lý để họ xử lý những cây trồng trên đất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Điều 516, Điều 517 Bộ luật dân sự năm 2005 để hiểu hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong việc cho mượn đất.

Tranh chấp giữa gia đình bạn và hộ mượn đất bản chất là tranh chấp về hợp đồng mượn quyền sử dụng đất cho nên không bắt buộc phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân dân cấp huyện nơi cư trú của bên hộ mượn đất để được giải quyết. Theo đó, bạn nộp đơn khởi kiện theo mẫu tại đây (hoặc xin mẫu tại Tòa án đó), kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ có liên quan, bao gồm:

-Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc cho mượn đất;
- Văn bản hòa giải (hoặc giải quyết tranh chấp) của Ủy ban nhân dân và cơ quan chức năng khác.

Những giấy tờ này bạn có thể nộp bản sao có công chứng (tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) hoặc có chứng thực (tại Ủy ban nhân dân cấp xã).

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.