Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
Hỏi: Gia đình tôi có khai hoang 1 mảnh đất vào năm 1998 để trồng bạch đàn và chuối đến nay không ai tranh chấp cho đến khi thực hiện làm hồ chứa nước Lỗ lá.Chính quyền địa phương lại áp giá bồi thường là 6 nghìn đồng/m2 (giárừng phòng hộ), trong khi đó các hộ lân cận xung quanh tôi lạiápgiábồithường là 19 nghìn đồng/m2 (giá rừng cây lâu năm). Tôi muốn hỏi như thế nào là rừng phòng hộ? Chính quyền địa phương làm vậy là theo quy định nào mà áp giá như vậy? (Anh Đức - Khánh Hòa)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 có quy định:
"Điều 4. Phân loại rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường;
2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; b) Rừng sản xuất là rừng trồng; c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận".
Như vậy rừng phòng hộ là loại rừng đáp ứng đủ những điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Căn cứ vào quy định tại Điều 74 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định như sau:
Căn cứ vào Điều 15 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CPngày 15 tháng 05 năm 2014có quy định:
"Điều 15. Xác định giá đất cụ thể
1. Căn cứ nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, phương pháp định giáđấtquy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường,Ủy bannhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.
2. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 114, Khoản 2 Điều 172 và Khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê".
Như vậy UBND Tỉnh là chủ thể có thẩm quyền quyết định về giá đấttheo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc đưa ra mức giá cụ thể đều phải dựa trên những nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Do bạn không cung cấp những thông tin cụ thể, nên chúng tôi không thể xác định giá đất do UBND cấp tỉnh nơi bạn cư trú đang quy định về giá đất rừng phòng hộ và giá đất trồng cây lâu năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận