Luật sư tư vấn về việc di chúc miệng có được công nhận...
Hỏi: Cha và mẹ của tôi lúc còn sống có hứa miệng cho riêng tôi 500m2 đất thổ cư nhưng không làm di chúc. Năm 1996 cha và mẹ tôi chết, tôi tiếp tục sử dụng đất này và có xây dựng một số công trình như nhà, hàng rào tường, hồ nước.. trên phần đất này trước năm 2000 (không có xin giấy phép). Đến năm 2013, các chị em của tôi kiện tôi ra Tòa đòi lại miếng đất cha mẹ cho. Tòa xử tôi thua kiện vì tôi không có giấy tờ chứng minh cha mẹ cho. Khi lập Biên bản định giá có ghi các công trình xây dựng trên đất của tôi trước năm 2000 là xây trái phép trị giá 1 tỷ đồng. Xin cho tôi hỏi công trình xây dựng 1 tỷ đồng đó tôi có yêu cầu các anh chị em tôi trả tiền lại cho tôi được không khi bị trả lại đất cho các anh chị em của tôi? Cho tôi hỏi trong trường hợp tôi xây không phép vậy có bị phạt không? (Nguyễn Hoàng - Thái Bình)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Đối với các công trình bạn đã xây trên mảnh đất này:
Đối với việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng văn bản tại có hiệu lực vào thời điểm ra quyết định xử phạt.
Hành vi xây dựng nhà ở sai phép đã chấm dứt vào năm 2006, nhưng chưa bị xử phạt hành chính. Do vậy, căn cứ theo quy định tạiĐiều 70 Nghị định 121/2013/NĐ-CPvề điều khoản chuyển tiếp thì hành vi xây dựng saiphép xảy ra trước khi nghị định này có hiệu lực, đã có quyết định xử lý vi phạm nhưng chưa được thi hành thì áp dụng theo khoản 9, khoản 10 Điều 13 của Nghị định này.Điều này cũng được hiểu là các hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định 121/2013/NĐ – CP có hiệu lực, nhưng chưa bị xử phạt nếu còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì ra quyết định xử phạt theo nghị định này, nếu không còn thời hiệu xử phạt vi phạm thì ra quyết định xử lý theo Nghị định này quy định.
Như vậy, hành vi xây dựng trái phép của bạntừ năm 2000, chưa bị xử phạt vi phạm và đã hết thời hiệu xử phạt thì có thể ra quyết định xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP. Cụ thể:
"6.Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:a)Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riênglẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;b)Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻởđô thị;c)Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình."
Như vậy, trong trường hợp này, bạn vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây nhà bất hợp pháp của mình, mức phạt tiền tùy thuộc vào phần đất mà bạn xây các công trình trên thuộc nông thôn hay đô thị. Vì vậy, sau khi nộp phạt, bạn có thể thỏa thuận với các anh chị của bạn để họ có thể nhận lại phần công trình đã xây trên để đưa vào sử dụng và chia nhau giá trị của các công trình. Hoặc, nếu đối với phần đất họ nhận được, nếu những công trình mà bạn xây nên ảnh hưởng đến việc khai thác quyền sử dụng phần đất này thì họ có quyền tháo dỡ công trình mà không phải bồi thường cho bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận