Đề xuất cải cách “Giáo dục” hay “záo zụk”: Phản biện nhưng đừng mạt sát

Dư luận xã hội đang xôn xao trước đề xuất cải cách chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền: “Giáo dục” hay “záo zụk”, “tiếng Việt” thành “Tiếq Việt". Phần lớn các ý kiến đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng phản ứng “trái chiều” về đề xuất này.

Trong khuôn khổ bài viết, tôi không bàn về tính khả thi của đề xuất, mà trong vụ việc này dưới góc độ pháp lý, tôi nhìn nhận dường như quyền tự do ngôn luận đang bị xâm phạm và lạm dụng.

Tự do ngôn luận cần được tôn trọng

Lần đầu đọc bài báo “giật tít” về đề xuất “giáo dục” hay “záo zụk”, “tiếng Việt” thành “Tiếq Việt", tôi phì cười, nghĩ rằng đây trò bông đùa nào đó. Thế nhưng, khi đọc đầy đủ bài báo tôi nhận ra, đây là ý kiến của một vị PGS, TS, nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông, và tôi đã phải cẩn trọng đọc lại.

Vậy là, đây là một công trình nghiên cứu khoa học của một vị PGS TS về ngôn ngữ học. Theo PGS. TS Bùi Hiền, công trình cải tiến này đã được ông nghiên cứu 20 năm. Đề xuất này của PGS.TS Bùi Hiền được nêu trong bài Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế - Cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển, tập 1, dày 2.200 trang, do NXB Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại ĐH Quy Nhơn hồi tháng 09/2017. Những gì đăng tải trên báo chí về đề xuất cải các chữ quốc ngữ “Giáo dục” hay “záo zụk”, “tiếng Việt” thành “Tiếq Việt"... mới chỉ là một phần của công trình nghiên cứu, vẫn đang dang dở của ông.

Tìm hiểu kỹ thêm về PGS.TS Bùi Hiền, tôi được biết, ông là một nhà một nhà nghiên cứu học, ông từng giữ chức Chủ nhiệm khoa Nga trường ĐHSP Hà Nội từ năm 1958 đến 1967, đã công bố khoảng 300 công trình nghiên cứu, sách báo, từ điển về tiếng Nga... Năm nay, PGS. TS Bùi Hiền đã bước sang tuổi 83, có nghĩa rằng ông khởi động công trình nghiên cứu khi đã nghỉ hưu (trên 60 tuổi). Như vậy, ông là một nhà khoa học đích thực chứ không phải là “tiến sĩ giấy”.

Thế nhưng, ngoài một số ý kiến ủng hộ, ủng hộ một phần đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, phần lớn các ý kiến đăng tải trên báo chí, trang mạng xã hội có phản ứng khá gay gắt về đề xuất này của vị PGS.TS. Một số ý kiến của chuyên gia, mặc dù mới chỉ “xem qua”, “đọc qua” nhưng đã công khai chỉ trích đó là đề xuất “rối rắm”, “vô bổ”, tác giả của đề xuất "có vấn đề", "quá rảnh", gay gắt hơn, có ý kiến nặng nề hơn cho rằng, đây là đề xuất "phá hủy tiếng Việt", "làm rối loạn xã hội", “gây rắc rối cho người dân”...

Tôi sẽ không (dám) bàn về đề xuất cải cách chữ quốc ngữ này của PGS. TS Bùi Hiền là hợp lý hay bất hợp lý, khả thi hay bất khả thi..., bởi tôi không phải là chuyên gia về ngôn ngữ học. Hơn nữa, tôi còn chưa có điều kiện tiếp cận để nghiên cứu kỹ lưỡng đầy đủ những luận cứ khoa học mà PGS.TS Bùi Hiền đưa ra trong công trình nghiên cứu.
f
Tổngđài tư vấn pháp luật trực tuyến (24/7): 1900 6198

Nhưng là một luật gia, tôi chỉ xem rằng, đề xuất này có gì trái pháp luật, đạo đức hay không, mà bị dư luận “ném đá” tơi tả (thậm chí chính PGS.TS Bùi Hiền phải dùng từ “bẩn thỉu”). Câu trả lời của tôi là không. Hiến pháp, pháp luật nước CHXHCN Việt Nam đều khẳng định quyền tự do ngôn luận của công dân. Thế nhưng, theo tôi định nghĩa đầy đủ về quyền tự do ngôn luận thể hiện tại Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 tại Paris , Pháp (Việt Nam gia nhập Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1977): “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.

Vậy thì theo định nghĩa này, rõ ràng PGS.TS Bùi Hiền có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm, không ai có can thiệp vì những quan niệm của của ông. Việc đưa ra đề nghị là của nhà nghiên cứu (PGS.TS Bùi Hiền). Dư luận xã hội có thể phản biện, nhưng nên trên cơ sở tranh luận một cách khoa học, có luận cứ rõ ràng. Việc nhiều ý kiến vội vã kết luận khi chưa nghiên cứu, tham khảo đầy đủ công trình khoa học (đang dang dở), thậm chí còn chưa tham dự buổi thuyết trình nào của PGS.TS Bùi Hiền, thì không nên đưa ra những khẳng định về nó.

Sao cứ tư duy đi “ngược dòng” là sai?

Đọc lại bộc bạch của PGS. TS Bùi Hiền với với một số cơ quan báo, dù không hiểu sâu, tôi thấy rằng không hẳn nó không có logic.

Liên hệ ngay trường hợp cụ thể của con tôi, cháu đang học lớp 2. Buổi tối ngồi viết chính tả, thỉnh thoảng cháu có hỏi về các lỗi chính tả, như: ba ơi “trờ trâu” (tr) hay “chờ chó” (ch), “sờ nặng (s) hay “xờ nhẹ” (x), “dờ dê” (d) hay “rờ rung” (r)... Với phát âm người Hà Nội (chuẩn), đôi khi việc phân biệt âm này không rõ ràng và chúng ta viết theo một thói quen mặc định nhiều hơn. Nhưng với những đứa trẻ tập đọc, tập viết đúng là một “rắc rối” không nhỏ. Với toán học cũng vậy. Tôi đã từng hướng dẫn để các con làm các bài toán thì thấy rằng, nếu áp dụng tư duy toán cao cấp giải các bài toán tiểu học, thì tôi chỉ có thể ra đáp số, mà không thể làm rõ quá trình. Để giải bài toán sơ đẳng này, tôi phải “học” lại cách tư duy của trẻ em tiểu học. Vậy thì, tôi tự hỏi đã từng có thử nghiệm (thí nghiệm) nào xem liệu rằng, với trẻ em mới đi học, thì “giáo dục” hay “záo zụk”, “tiếng Việt” hay “Tiếq Việt", cái nào thuận hơn?
h

Vấn đề cải tiến ngôn ngữ của PGS. TS Bùi Hiền, phản biện của xã hội tôi cho rằng là cần thiết để đi đến một chân lý, nhưng cũng phải thấy hiểu rằng sự phản biện phải mang tính xây dựng, người muốn phê bình nó phải hiểu rõ về nó. Với một công trình nghiên cứu khoảng 20 năm của một giáo sư, liệu rằng một vài bài báo có thể hiện hết được bản chất của công trình nghiên cứu của một vị PGS. TS hay chưa? Một số người phải chăng đã quá thông minh khi chỉ “đọc qua” đã hiểu hết công trình nghiên cứu (công phu) trong suốt 20 năm?

Thậm chí tôi chắc chắn rằng, nhiều người đang phê bình PGS. TS Bùi Hiền cũng chưa chắc đã biết rõ về nguồn gốc, lịch sử của chữ Quốc ngữ (giáo sĩ Alexandre de Rhodes - Đắc Lộ - được coi là thủy tổ của chữ Quốc ngữ). Những người Việt đã nhận ra ưu điểm của chữ Quốc ngữ, ủng hộ nó phát triển, liệu Việt Nam có hệ chữ Quốc ngữ như ngày nay hay không? Nhưng có ai chắc chắn rằng, hệ chữ Quốc ngữ hiện tại là hoàn mỹ, là vĩnh cửu?

Ở phương diện cá nhân, tôi ủng hộ PGS. TS Bùi Hiền ở ba điểm: một là, ông là một nhà khoa học thực sự, đã từng có hàng trăm công trình nghiên cứu được công bố; hai là, công trình nghiên cứu của ông có vẻ đi ngược tư duy chung của số đông, nhưng đó là tâm huyết, được ông nghiên cứu nghiêm túc trong suốt 20 năm; ba là, PGS. TS Bùi Hiền đã tự mình bỏ tiền túi ra để thực hiện công trình, ông không lãng phí tiền đóng thuế của người dân.

Bài viết thể hiện quanđiểm riêng của Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giámđốc Công ty Luật TNHH Everest