Quyền sở hữu công nghiệp

Sở hữu công nghiệp là một khái niệm luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa như sau:


Sở hữu công nghiệp - là một khái niệm luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Điều 1Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận khái niệm “sở hữu công nghiệp” theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, sở hữu công nghiệp bao gồm các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, công nghiệp khai thác và tất cả sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tự nhiên là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Hiểu theo nghĩa hẹp, sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chống cạnh tranh không lành mạnh. Không như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chỉ có thể xác lập bằng việc đăng ký văn bằng bảo hộ.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 12).

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện sau : có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu sáng chế không đáp ứng được điều kiện về trình độ sáng tạo nhưng đáp ứng được hai điều kiện còn lại thì được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường (Luật sở hữu trí tuệ Điều 58).

Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hìnhkhối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản13). Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Luật sở hữu trí tuệ Điều 63). Thôngthường một kiểu dáng mới phải tỏ ra độc đáo so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loạikhác mà chính sự độc đáo đó được dùng để phân biệt kiểu dáng này với tất cả kiểu dáng khác.

Thứ ba, nhãn hiệu

Là dấu hiệu nhận dạng sản phẩm thương mại - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệthàng hóa,dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau 98(Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 16).

Có thể nói rằng nhãn hiệu có mục đích kép. Một mặt, nó bảo vệ người có quyền khai thác chống lại sự cạnh tranh của những người khác kinh doanh trong cùng một lĩnh vực; mặt khác nó đảm bảo cho người tiêu dùng về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà mình quan tâm.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc ; có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Luật sở hữu trí tuệ Điều72).


Là quyền sở hữu công nghiệp tập thể, không thể chuyển nhượng – Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Luật sở hữu trí tuệ Điều 4 khoản 22).

Ví dụ: bưởi năm roi Biên Hòa, kẹo dừa Bến Tre, gạo thơm chợ Đào...

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây : sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý ; sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Luật sở hữu trí tuệ Điều 79).

Cùng một chỉ dẫn địa lý, nhiều người ở cùng một địa phương có thể cùng được bảo hộ dù rằng những người này cùng sản xuất một mặt hàng. Do đó, có thể nói rằng, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một quyền tập thể. Tuy nhiên, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là một quyền không thể chuyển nhượng được bởi lẽ một người ở một vùng khác tuy cũng sản xuất mặt hàng đó nhưng không thể sử dụng chỉ dẫn địa lý không thuộc về không gian địa lý của nơi mình sản xuất cho dù có sử dụng nguyên liệu, công thức, kỹ thuật của vùng xuất xứ gốc.

Tổ bộ môn Luật Dân sự - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.