Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Là một dạng của quyết định pháp luật vì vậy quyết định hành chính có những đặc điểm chung và riêng sau:
Về đặc điểm chung, trước hết phải đề cập tính quyền lực nhà nước. Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường thể hiện dưới hình thức là những quyết định bàng văn bản, trong số những quyết định thành vãn đó thì những quyết định do các chủ thế quản lí hành chính ban hành rất nhiều. Tính quyẻn lực nhà nước trước hết thế hiện ỏ ngay hình thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ những lợi ích chung (theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết định cần thiết). Tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính còn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích cúa quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì vậy tính quyền lục nhà nước còn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết định. Vế nguyên lắc, mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết.
Tiếp đến là tính pháp lí của quyết định. Quvết định hành chính như trên đã trình bày là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có những giá trị vé mặt pháp lí. Trước hết, quyết định hành chính xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quvốt định hành chính có thể đưa ra những biện pháp hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính, ví dụ như việc đồ ra chủ trương, giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Mặt khác, tính pháp lí của quvết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật hoặc làm phát Sinh, thay đổi hoậc chấm dứt một quan hộ pháp luật cụ thể (quyết định áp dụng pháp luật).
Ngoài đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, đó là lính dưới luật: Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước (chấp hành các quy định của hiển pháp và luật), nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những vãn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Thứ hai, quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành, dó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chú thể có thẩm quvền chuyên môn...
Thứ ba, quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú. xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Ngoài ra quyết định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận