Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp
Về quyết định của cơ quan hành pháp, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho ràng đó là quyết định quản lí hành chính nhà nước bởi lẽ những quyết định này là của chú thể quản lí hành chính nhà nước trong hộ thống cơ quan hành pháp. Có quan điểm lại cho rằng đó là quyết định quản lí nhà nước, tuy nhiên phải hiểu là quản lí nhà nước theo nghĩa hẹp (quản lí hành chính). Bên cạnh đó còn có khái niệm quyết định hành chính. Khái niệm này không những xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thực định, như trong Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính... Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm về loại quyết định này cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm là rất cần thiết. (Xem thêm tại:Pháp luật hành chính)
Những quan điểm nêu trên không chỉ khác nhau về tên gọi cứa quyết định mà còn khác nhau cá vê tính chất cũng nhu nội dung cúa quyết định. Có quan điểm cho rằng quyết định hành chính bao gồm cả hành vi vật chất của chủ thể ra quyết định và văn bán thể hiện hành vi đó (quyết định bằng hình thức văn bản) về chủ thể ra quyết định, theo họ có nhiều chủ thể có những chức năng khác nhau đuợc trao quyền ban hành những quyết định nàv. Ví dụ: Quyết định hành chính không những chi do các cơ quan hành pháp ban hành mà còn đuợc các cư quan lập pháp hoặc tư pháp ban hành.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “quyết định'’ là định một cách chắc chắn, với ý nhất định phải thục hiện.
Theo Giáo trình luật hành chính (Khoa luật Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, năm 1994) thì “quyết định” đuợc bắt nguồn từ thuật ngữ La tinh - “Actus” nghĩa là hành động.
Các tài liệu pháp lí nước ngoài khi nói về quyết định cũng xuất phát từ nghĩa đó của “Actus” đc chỉ những hành vi cụ thể. Chính vì vậy, trong khoa học pháp lí, quvết định là tạo ra hiệu lực pháp luật và đó chính là quvết định pháp luật. Quyết định hành chính là một dạng cùa quyết định pháp luật là như vậy.
Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn người ta đcu thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp - lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích thực hiện luật (thi hành luật) nhằm cụ thể hoá các quv định của luật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực nàv chủ yếu và quan trọng dó là ra quyết định hành chính đổ đổ ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết định hành chính cá biệt) nhằm mục dích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp.
Mặt khác, quvết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Trong sô những chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, đây là những chủ thể cơ bán, chủ yếu thực hiện hoạt dộng quán lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Vì vậy, quyết định hành chính được đề cập ớ Chương này là nhũng quvốt định cùa các chủ thể trong hộ thống cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện quyền lực nhà nước để quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, những quyết định hành chính được đề cập ở đây chí giới hạn những quyết định được thể hiện dưới hình thức văn bản.
Từ những cơ sở nêu trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định hành chính như sau:
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp
- Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
- Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bình luận