Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp...
Hỏi:Gia đình e gồm 4 người bao gồm : Ba, mẹ, em gái và em (em và em gái đang đi học)Năm 2003 trở về trước gia đình em sống riêng, khi ông nội em bệnh nặng, ông nội em kêu bà nội em kêu gia đình em về ở nhà từ đường, chăm sóc ông nội em khi ông nội em bị bệnh nặng. Khi kêu về được sự đồng ý của mọi người trong gia đình và bà con họ hàng chứng kiến,kêu ông nội họ của em làm chứng (Họ hàng với ông nội em). Ông nội em làm di chúc phân chia tài sản, nhưng khi ông nội bệnh ba em kêu có ông nội họ làm chứng thôi, vì mặt tình cảm ba em kêu tin tưởng mọi người trong gia đình nên kêu nội của em không làm di chúc cũng được, vì khi đó tâm trí rối bời lo cho nội ba em không nghĩ chuyện sau nay.Ông nội em cũng tin tưởng gia đình nên nghe theo ba em không làm di chúc,và trong năm ông nội em mất đúng vào mùng 3 tết Nguyên đáng. Gia đình em bỏ tiền chăm lo mai táng nội cùng với số tiền phúng điếu đám tang (do bà nội em giữ).Em mong luật sư giúp gia đình em, đòi lại sự công bằng và hợp tình hợp ly,hiện tại “Đại”gia đình em mang danh “Mẹ kiện con để dành ăn” nên gia đình em bối rối và bản thân em cháu đích tôn trên danh nghĩa cũng không biết làm sao, ( Phạm Q.L - Cần Thơ)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành thì tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung, quyền sử dụng đất hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng."
Theo như những gì mà bạn cung cấp thì trước lúc chết ông bạn có làm di chúc miệng để lại và yêu cầu ông nội họ của bạn làm chứng.Việc để lại di chúc miệng và mời người làm chứng là hoàn toàn hợp pháp nhưng phải có bắt buộc ít nhất là 2 người làm chứng và 2 người làm chứng này phải không có lợi ích liên quan đến thừ hưởng di sản thừa kế. Di chúc miệng ngay sau đó phải được người làm chứng ghi lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ, trong thời hạn 5 ngày kể từ khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.Khi có đủ các điều kiện nói trên thì di chúc mới được pháp luật công nhận.
Điều 651. Di chúc miệng
"1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ."
Điều 652. Di chúc hợp pháp
"5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."
Vì vậy, trong trường hợp của gia đình bạn sẽ không được công nhận là có di chúc.Việc khởi kiện về thừa kế có thời hiệu là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế.Trong thời gian qua gia đình bạn không hề có khởi kiện tranh chấp về quyền thừa kế.Như vậy không thể khởi kiện về thừa kế nữa.Gia đình bạn chỉ cón quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản theo quy định của pháp luật tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 về tài sản chung như sau:
"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận