-->

Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy

Trong vùng nội thủy, quốc gia có quyền hoàn toàn và tuyệt đối cho nên tất cả mọi hoạt động ra vào, qua lại vùng nội thủy của tàu thuyền nước ngoài đều phải thực hiện chế độ xin phép.

Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ quốc gia,do vậy, tại các vùng nước nội thủy, quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Do quốc gia có quyền hoàn toàn và tuyệt đối cho nên tất cả mọi hoạt động ra vào, qua lại vùng nội thủy của tàu thuyền nước ngoài đều phải thực hiện chế độ xin phép.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, đối với tàu quân sự


Tàu quân sự bao gồm “tàu chiến” và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại. Về nguyên tắc chung, những tàu này khi muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép trước. Chỉ khi được quốc gia ven biển đồng ý mới được đi vào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng như tàu thuyền tàu thuyền gặp sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục hành trình hoặc vì lý do thiên tai như sóng thần, động đất…, hoặc các lý do nhận đạo như cứu tàu thuyền hoặc thủy thủ đoàn của tàu khác gặp nạn… thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy.

Chế độ đi lại đối với tàu quân sự nước ngoài trong nội thủy của các nước ven biển rất chặt chẽ. Tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia quy định, thời gian xin phép trước đối với quân sự và số lượng tàu quân sự của một nước được phép vào nội thủy cùng một lúc là khác nhau. Khi đã vào nội thủy, tàu thuyền quân sự nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia ven viển về thời gian và thủ tục xin phép, các tuyến đường hàng hải, hoa tiêu, kiểm dịch, y tế, quay phim, chụp ảnh, thăm dò, đo đạc,chế độ sử dụng bảo quản trang thiết bị vũ khí…

Đối với tàu ngầm nước ngoài(kể cả dân sự hay quân sự), khi được phép vào nội thủy nước ven biển nhất định phải đi ở tư thế nổi và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của quốc gia ven biển. Đối với tàu xi – teec (navires-citernes), các tàu chạy bằng động cơ năng lượng hạt nhân và các tàu chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ hoặc các chất khác vốn có nguy hiểm hay động hại có thể bị bắt buộc di chuyển theo tuyến đường nhất định để đảm bảo an ninh cho quốc gia ven biển trong vùng nội thủy.

So với tàu dân sự, tàu quân sự khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải tuân thủ các quy định chặt chẽ và nghiêm khắc hơn. Lý do như vậy bởi vì tàu quân sự liên quan tới các vấn đề an ninh, quốc phòng, chủ quyền của quốc của quốc gia ven biển. Vì vậy, các quốc gia thường đặt ra những quy định, thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy rất nghiêm khắc, chặt chẽ đối với tàu quân sự.

Ở Việt Nam hiện nay, quy định về chế độ đi lại của tàu quân sự nước ngoài trong nội thủy tương đối chặt chẽ: Chẳng hạn như tàu quân sự của cùng một quốc gia được đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm 01 (một) lần trong 01 (một) năm, nhưng không được trú đậu quá 03 (ba) tàu tại cùng một cảng trong cùng một thời điểm, thời gian trú đậu không quá 07 (bảy) ngày, trừ trường hợp được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép….

Thứ hai, đối với tàu dân sự

Tàu dân sự không được công ước 1982 định nghĩa, những từ những phân tích ở phần 2.1.1 thì xác định được tàu dân sự bao gồm tàu buôn và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích thương mại.

Về Nguyên tắc, tất cả những quy định, thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự được áp dụng đối với tàu dân sự. Các tàu dân sự nước ngoài khi vào nội thủy để đến một cảng của quốc gia ven biển thường phải đến một địa điểm quy định để làm thủ tục an ninh, y tế , hải quan và sau khi hoàn tất thì mới được phép vào cảng biển teo sự hướng dẫn của hoa tiêu. Việc sử dụng hoa tiêu của nước ven biển là một điều kiện bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài khi vào cảng, nhằm nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, tăng thu nhập và bảo đảm sự an toàn cho phương tiện đó.

Đối với tàu dân sự nước ngoài, pháp luật các quốc gia thường cho phép ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thông thương và có đi có lại. Pháp luật của các quốc gia thường quy định trình tự, thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy của tàu dân sự nước ngoài đơn giản và linh hoạt hơn so với tàu quân sự nước ngoài. Sở dĩ như vậy bởi vì để đáp ứng sự phát triển về lợi ích kinh tế, thương mại và tự do hàng hải. Khi nước tôi tạo thuận lợi cho tàu thuyền của các dân sự của các anh ra vào hoặt động trong vùng nội thủy thì nước anh anh cũng phải tạo điều kiện cho tàu thuyền nước tôi khi ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy của các anh. Như vậy, quá trình vận chuyển hàng, giao thương sẽ nhanh hơn, thúc đẩy được sự phát triển giữa các nước.

Luật gia Hồ Nguyên Hồng - Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198,tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].