Phân biệt luật hành chính với một sô ngành luật khác

Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Cách định nghĩa này phù hợp với quan niệm cho rằng việc phân biệt các ngành luật trước hết cần căn cứ vào những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân biệt Luật Hành chính với một số ngành luật tiêu biểu như: luật Hiến pháp, luật Dân sự, luật Hình sự, luật Lao động và luật Tố tụng Hành chính.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Luật Hành chính với luật Hiến pháp

Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lí của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính.

Các quy phạm luật hiến pháp là cơ sở cho việc ban hành các quy phạm luật hành chính. Do vậy, có nhiều quan hệ xã hội đồng thời được điểu chỉnh bởi các quy phạm luật hiến pháp và các quy phạm luật hành chính. Các quy phạm luật hiến pháp quy định những vấn đề chung và cơ bản, còn quy phạm luật hành chính cụ thể hoá quy phạm luật hiến pháp để điều chình các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước. Nói cách khác, các quy phạm luật hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong trạng thái tĩnh, còn các quy phạm luật hành chính quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong trạng thái động.

Luật hành chính với luật dân sự

Việc phân biệt hai ngành luật này chủ yếu dựa vào phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự là bình đẳng, thỏa thuận; phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương. Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật hành chính các chủ thể không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Một bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.

Ngoài ra, để phân biệt hai ngành luật này còn có thể căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của chúng. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ lài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành - điều hành. Trong một số trường hợp, hai ngành luật này cùng điều chỉnh những quan hệ về tài sản nhưng ở các góc độ khác nhau. Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản... Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết và thủ tục cấp phát, thu hồi vốn, quy định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc quản lí nhà vắng chủ, trưng dụng, trưng mua tài sản, quản lí việc cho thuê nhà của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân...

Luật hành chính với luật hình sự


Hai ngành luật này đều có các chế định pháp lí quy định hành vi vi phạm pháp luật và các hình thức xử lí đối với người vi phạm.Luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, luật hành chính quy định về các vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề khác có liên quan lới việc xử lí đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Trên thực tế việc phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính không phải lúc nào cũng đơn giản, dễ dàng bởi vì có những trường hợp vi phạm hành chính có khả năng "chuyển hoá" thành tội phạm. Đó là những hành vi như buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Việt Nam, hành vi trôn thuế V.V.. Những hành vi trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lí hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm. Trong những trường hợp tương tự, muốn xác định những hành vi đó là tội phạm hay vi phạm hành chính thì cần phân tích đồng thời các quy phạm tương ứng của cả hai ngành luật.

Cả hai ngành luật đều điều chỉnh hoạt động tài chính của Nhà nước và đều sử dụng phương pháp mệnh lệnh.

Luật tài chính là tổng thể những quy phạm điều chỉnh hoạt động tài chính của Nhà nước. Đó là những quan hệ về thu chi ngân sách, quản lí và phân phối nguồn vốn của nhà nước, công tác tín dụng, quản lí lưu thông tiền tệ ...

Các quy phạm của luật hành chính chủ yếu quy định thẩm quyền của bộ máy quản lí tài chính, cơ cấu tổ chức cũng như trình tự, thủ tục hoạt dộng của bộ máy đó và thủ tục tiến hành các quan hệ tài chính. Còn các quy phạm của luật tài chính chủ yếu điều chính bản thân các quan hệ tài chính, xác định nội dung các quyết định của các cơ quan tài chính.

Luật hành chính với luật lao động

Hai ngành luật này cùng điều chỉnh các vấn đề về tuyển dụng, sử dụng, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhưng từ những góc độ khác nhau.

Luật lao động điều chỉnh các vấn đề có liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của người lao động như quyền được nghỉ ngơi, quyền được trả lương, được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động...

Luật hành chính xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động đồng thời điều chỉnh những quan hệ liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động và quy chế công vụ, quy định thủ tục tuyển dụng, cho thôi việc, khen thưởng, kỉ luật v.v. đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Luật hành chính với luật tố tụng hành chính


Luật hành chính quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết các khiếu nại hành chính. Thủ tục giải quyết các khiếu nại hành chính do luật hành chính quy định là thủ tục hành chính.

Luật tố tụng hành chính quy định thẩm quyền và thủ tục giải quyết một số loại khiếu kiện hành chính. Thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính do luật tố tụng hành chính quy định là thủ tục tố tụng.

Khái niệm quyết định hành chính trong luật tố tụng hành chính hẹp hơn khái niệm quyết định hành chính trong luật hành chính. Theo luật hành chính thì quyết định hành chính bao gồm quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt; còn theo luật tố tụng hành chính thì quyết định hành chính chỉ gồm các quyết định cá biệt.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected],[email protected].