Trường hợp lương hưu tính theo mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì mức lương hưu được hưởng trong trường hợp này ít nhất phải là 1.150.000 đồng/tháng.
Hỏi: Mẹ em là giáo viên mần non, thời gian nộp bảo hiểm là từ 01/1995. Đến tháng 6/2010 thì trường vào công lập nên mẹ em được vào biên chế. Đến khi về hưu là cuối năm mẹ còn thiếu 01 năm 01 tháng nên đóng thêm cho đủ 20 năm. Tại sao trong cách tính lương bình quân lại là lấy tổng bình quân của 240 tháng (20 năm) nên lương mẹ em chỉ có 770.494 nghìn đồng. Cho em hỏi lương bình quân tính thế có đúng với quy định hiện hành hay không? (Thảo Vân - Cần Thơ)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Lâm - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội quy định: "1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung".
Mặt khác, Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở: "1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; b) Tính mức hoạt động phí theo quy định của pháp luật; c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. 2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. 3. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước".
Điều 31 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định về mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động theo Điều 58, 59 và Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
"1. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995: a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 5 năm, thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2007: a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau: Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu; Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu. b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian; c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại điểm a khoản này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi: a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu; b) Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian; c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian đó. Trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp chưa đủ 10 năm thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội".
Vì đến năm 2010 trường mầm non nơi mẹ bạn làm việc mới được vào công lập nên thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính từ năm 2010, còn từ năm 1995 đến năm 2010 được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Do đó, việc tính mức tiền bình quân tiền lương để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với trường hợp của mẹ bạn được thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 31 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Tổng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian từ 1995 đến 2010 + mức bình quân tiền lương từ 2010 đến 2015 = tổng mức bình quân của 240 tháng nhưng phải đảm bảo mức lương hưu hằng tháng phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu chung (1.150.000 đồng/tháng)”.
Như vậy, vì lương hưu của mẹ bạn tính theo mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn mức lương tối thiểu chung nên mức lương hưu mẹ bạn được hưởng trong trường hợp này ít nhất phải là 1.150.000 đồng/tháng.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận