Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng
Hỏi: Ba mẹ tôi có 3 người con và mua được 10500m2 đất ruộng,400m2 đất ở và ông bà nội có cho cả ba và mẹ tôi thêm 2500m2 đất ruộng nữa.sau đó,vì sinh em bé khó nên mẹ tôi qua đời cùng với em bé vào năm 1992 mà không để lại di chúc.như vậy số tài sản đó sẽ chia như thế nào? Và sau 1 năm sống 1 mình nuôi 3 đứa con và bị lũ lụt mất mùa nên ba tôi đã nợ ngân hàng một số tiền không biết là bao nhiêu. Sau 3 năm ba tôi tái hôn với người vợ khác. Thời gian gần đây,bổng dưng ba tôi bị tai biến suýt chết, may mắn đã cứu sống được nhưng trí não không còn minh mẫn nữa, có nghĩa là ba tôi không còn tự chủ được hành vi của mình nữa,trước đó ba tôi cũng không viết bất cứ tờ di chúc nào.Còn chúng tôi, gồm 4 đứa con của ba,luôn chăm sóc và lo lắng cho ba, lúc ở bệnh viện thì thay phiên nhau chăm sóc,lúc về nhà rồi thì chu cấp tiền hàng tháng để có tiền ăn cho ba và mẹ kế vì cả 2 người không có thu nhập từ việc lao động nữa(1 người bệnh và 1 người phải chăm sóc). Vậy tôi xin hỏi:với tình trạng sức khỏe yếu (do bị tai biến dẫn đến tình trạng không còn minh mẫn) thì bố bạn có thể lập di chúc không?Những tài sản nào bố tôi có quyền để lại di sản thừa kế?Nếu bố tôi mất không để lại di chúc thì tài sản còn lại gồm 8000m2 đất ruộng,400m2 đất ở và căn nhà nằm trên 400m2 đất ởcủa bố tôi được chia như thế nào?( Đỗ Long - Hải Dương)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Câu hỏi 1: với tình trạng sức khỏe yếu (do bị tai biến dẫn đến tình trạng không còn minh mẫn) thì bố bạn có thể lập di chúc không?
Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 651.Di chúc miệng: “1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. 2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.”
Điều 652.Di chúc hợp pháp:“…5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Như vậy, trong trường hợp này bố bạn vẫn có thể lập di chúc và phải đảm bảo các điều kiện trên để di chúc miệng được hợp pháp.
Câu hỏi 2: Những tài sản nào bố tôi có quyền để lại di sản thừa kế.
Theo như bạn trình bày có thể nhận thấy rằng, toàn bộ diện tích đất mà bạn gia đình bạn đang sử dụng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp giữa bố và người mẹ đã mất của bạn. Do vậy, đây được coi là tài sản chung vợ chồng của bố và mẹ bạn. Còn đối với căn nhà được xây dựng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp giữa bố bạn và người vợ thứ 2 thì sẽ được xác định là tài sản chung.
Về nguyên tắc, tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi. Theo đó tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn bao gồm ½ số tài sản nằm trong khối tài sản chung với người vợ thứ nhất và người vợ thứ 2.
Theo thông tin bạn cung cấp thì tổng diện tích đất mà bố và mẹ bạn có từ nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho từ ông bà gồm 13.000 m2 đất ruộng và 400m2 đất ở. Đến nay chỉ còn lại 8000 m2 đất ruộng và 400m2 đất ở có nhà. Theo đó, bố bạn chỉ có quyền với 1 nửa sổ diện tích đất này(6.500 m2). Song bố bạn đã chuyển nhượng 5500 m2 . Do vậy, diện tích đất mà bố bạn có quyền chỉ còn lại 1000 m2 đất ruộng và 200m2 đất ở. Tuy nhiên, mẹ bạn đã mất từ những năm 1992 nên thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ bạn đã hết (thời hiệu chia di sản thừa kế là 10 năm)
Theo đó, vấn đề thừa kế được giải quyết như sau:
Đối với phần tài sản của người mẹ đã mất (gồm 6500 m2 đất ruộng và 200m2 đất ở): Di sản thừa kế sẽ được chia điều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: chồng và các con đẻ.
Tuy nhiên, mẹ bạn đã mất từ những năm 1992 nên thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của mẹ bạn đã hết (thời hiệu chia di sản thừa kế là 10 năm). Bởi vậy, ai đang là người quản lý và sử dụng di sản thừa kế sẽ tiếp tục sử dụng, bạn và những người đồng thừa kế khác sẽ không có quyền khởi kiện chia di sản thừa kế.Tuy vậy, bạn và những người đồng thừa kế khác sẽ phải tự thỏa thuận để chia di sản thừa kế này.
Đối với tài sản của bố bạn: Di sản thừa kế được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: vợ hiện tại và các con đẻ.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận