Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động.
Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có đi học trường cao đẳng nghề. Trong thời gian thực tập do sức khỏe không đảm bảo cháu đã bỏ việc. Bây giờ nhà trường gửi thư lên bắt đền chi phí đào tạo (36.000.000 đồng). Trường hợp này tôi có phải bồi thường theo quy định pháp luật không? Nếu tôi không trả số tiền trên thì sẽ bị làm sao? (Quang Hưng - Nghệ An)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong trường hợp anh (chị) ký HĐLĐ với chính trường cao đẳng bạn đang học thìanh (chị)sẽ chỉ phải chịu bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu:anh (chị)ký hợp đồng đào tạo nghề với trường cao đẳng, theo đó trường sẽ chi trả chi phí đào tạo choanh (chị)trong suốt quá trình bạn học nghề. Sau khi kết thúc thời gian học nghềanh (chị)có nghĩa vụ phải làm việc cho Trường cao đẳng theo thời gian mà 2 bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề, được quy định như sau:“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:a) Nghề đào tạo;b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;c) Chi phí đào tạo;d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.
Trong trường hợpanh (chị)đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do đau ốm không thể tiếp tục làm việc được thìanh (chị)vẫn có thể phải bồi thường chi phí đào tạo, nếu trong hợp đồng học nghềanh (chị)ký kết có ghi nhận về việcanh (chị)phải bồi thường chi phí đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi được đào tạo nghề. Việcanh (chị)có phải bồi thường chi phí đào tạo học nghề hay không phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của hơp đồng đào tạo nghề màanh (chị)đã ký kết. Trong trường hợpanh (chị)không ký kết hợp đồng đào tạo nghề hoặc nội dung hợp đồng không có sự thỏa thuận về vấn đề bồi thường thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như vậy,anh (chị)có thể sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo cho Trường cao đẳng.Trường hợpanh (chị)phải bồi thường theo đúng hợp đồng đào tạo nghềanh (chị)đã ký kết màanh (chị)không trả khoản tiền này, thì Trường cao đẳng có quyền khởi kiện đòi bồi thườnganh (chị)về khoản chi phí đào tạo đó.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận