Bầu cử là một trong những chế định quan trọng của ngành luật Hiến pháp. Bầu cử trở thành một trong những biện pháp nhân dân sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình.
Như những điều đã được phân tích ở phần trên bầu cử như là một trong những phương pháp để thành lập ra các cơ quan nhà nước của một chế độ dân chủ. Về nguyên tắc nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp pháp. Nhà nước dân chủ cũng phải là một nhà nước hợp pháp. Bầu cử như là một trong những biện pháp tạo nên sự hợp pháp của chính quyền nhà nước. Với bầu cử quyền lực của các cơ quan được hình do sự ủy quyền của nhân dân. Trong một nhà nước pháp quyền về nguyên tắc các cuộc bầu cử càng được tổ chức rộng rãi, càng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, và nhà nước càng thể hiện sự dân chủ bấy nhiêu. Bầu cử là hình thức mà nhân dân thực hiện sự trao quyền lực nhà nước thuộc về mình cho những người đại diện cho nhân dân. Khi hết một nhiệm kỳ nhất định, nhân dân lại thực hiện quyền bầu cử của mình trao quyền lực cho những người khác được nhân dân tín nhiệm.
Như vậy, bầu cử như là một biện pháp nhằm kiểm tra, giám sát chính quyền, và giải quyết một cách hòa bình những xung đột giữa các cành quyền lực, làm cho quyền lực nhà nước luôn luôn ở trạng thái hợp pháp của nó. Với nhiệm kỳ nhất định của những người đại diện được nhân dân trao quyền lực, làm cho quyền lực nhà nước luôn luôn có xu hướng quay trở lại phía nhân dân.
Nhưng bầu cử trong nhà nước pháp quyền phải khác với bầu cử trong một nhà nước không pháp quyền ở chỗ bầu cử không thể là hình thức để hợp thức hóa một cơ cấu chính quyền với các thành phần đã được định sẵn của một thế lực chính trị nào đó, mà bầu cử phải là công khai, minh bạch, và có khả năng giúp nhân dân thiết lập được chính quyền với cơ cấu, thành phần đúng theo nguyện vọng của họ.
Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền có thể định nghĩa bầu cử là biện pháp có khả năng giúp cho nhân dân có thể thay đổi cơ cấu, thành phần các cơ quan nhà nước không thể hiện được ý chí của đa số nhân dân, không cải thiện được điều kiện sống của họ. Ngoài ra bầu cử còn là một biện pháp được sử dụng để giải quyết những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa các cấp chính quyền và giữa các cơ quan nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền các cuộc bầu cử phải diễn ra một cách thực sự tự nhiên, tránh mọi sự áp đặt, đảm bảo quyền tự do chính trị của công dân. Với điều kiện này chúng ta dần dần phải tiến tới chỗ giảm bớt và xóa bỏ hoàn toàn các hiệp thương giới thiệu ứng cử viên, nhất là hiệp thương cơ cấu.
Kết luận
Bầu cử là một trong những chế định quan trọng của ngành luật Hiến pháp. Bầu cử trở thành một trong những biện pháp nhân dân sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình. Ngoài việc bỏ phiếu bầu ra những người đại diện thay mặt mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, bầu cử còn là một trong những biện pháp kiểm tra, giám sát nhà nước, và làm cho quyền lực luôn luôn có xu hướng thuộc về nhân dân. Một chế độ dân chủ chỉ có thể có được khi và chỉ khi có được các cuộc bầu cử phổ thông, bình đẳng, tìm ra được những người thực sự tài năng thay mặt cho nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước. Thạc sỹ Phạm Ngọc Minh - Khoa Luật Trường Đại
học Hòa Bình
Liên kết đào tạo và hợp tác việc làm giữa Trường
Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest là hoạt động cần thiết để giải
quyết thực trạng chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và sự đáp ứng của nhà
trường. Hướng đến mục tiêu đào tạo 100% sinh viên có việc làm sau khi trường,
Trường Đại học Hòa Bình triển khai liên kết chặt chẽ với Công ty Luật TNHH
Everest trong công tác đào tạo sinh viên và tạo điều kiện việc làm cho sinh
viên mới ra trường. Để được tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng gọi tới tổng
đài tư vấn 19006198.
Bình luận