-->

Nhà nước quân chủ nghị viện Nhật Bản

Trong khi cả phương Đông còn chìm ngập trong đêm trường trung cổ thì cùng với các nước phương Tây, Nhật Bản đã làm cuộc cách mạng tư sản thắng lợi hình thành chính thể quân chủ nghị viện.

Cuộc cách mạng tư sản Nhật diễn ra dưới hình thức một cuộc duy tân đất nước, tiếp thu ảnh hường của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Cuộc cách mạng tư sản ở Nhật không triệt để. Nhà nước - thành quả chính trị của cuộc cách mạng đó là chính thể quân chủ nghị viện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

I. Cách mạng tư sản và sự hình thành nhà nước tư sản Nhật Bản

1. Cách mạng năm 1868:

Từ nửa sau thế kỉ XVIII, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản bắt đầu hình thành và phát triển. Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Mạc Phủ khùng hoảng trầm trọng. Trong xã hội Nhật Bản lúc đó tồn tại các mâu thuẫn: mâu thuản giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, mâu thuẫn giữa nông dân, thị dân và giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến, mâu thuẫn giữa tầng lớp phong kiến có xu hướng tư sản hoá với tầng lớp phong kiến Mạc Phủ và mâu thuẫn giữa Nhật nguy cơ xâm lược của thực dân Âu - Mĩ với Nhật Bản. Để giải quyết những mâu thuẫn đó, không còn con đường nào khác là phải làm cuộc cách mạng tư sản.

So với các nước tư bản phương Tây, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật kém phát triển và giai cấp tư sản Nhật còn non yếu. Bởi vậy, cách mạng Nhật do tầng lớp quý tộc tư sản hoá lãnh đạo.

Từ giữa thế kỉ XVIII, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và thị dân phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, chống lại chế độ Mạc Phủ. Ngoài nông dân, thị dân, tư sản, còn có phe phong kiến đối lập với Mạc Phù. Đó là những lãnh chúa không có quyền lực, những người thuộc tầng lớp võ sĩ có quan hệ chặt chẽ với thị trường và hoạt động kinh doanh công thương nghiệp (phong kiến tư sản hoá) muôn tiến hành cách mạng lật đổ Mạc Phủ.

Phe phong kiến đối lập với Mạc Phù được hình thành ở phía Nam Nhật Bản. Đây là vùng tương đối biệt lập với chính quyền trung ương và có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Năm 1867 Muhuhitô lên ngôi thiên hoàng, lấy hiệu là Mâygi (Minh Trị). Cuối năm ấy đại biểu của liên minh chống Mạc Phủ đòi trả lại cho vua mọi quyền hành mà các tướng quân đã chiếm giữ trong nhiều thế kỉ qua. Trước sức mạnh của các lực lượng cách mạng, chính quyền Mạc Phủ phải chấp nhận yêu cầu này, nhưng lại chuẩn bị lực lượng vũ trang để chống lại. Cuối cùng, Mạc Phủ cùng các thế lực ủng hộ đã nhanh chóng bị thất bại và bị xoá bỏ. Ngày 3/1/1868 chính quyền mới của thiên hoàng được thành lập.

Cuộc cách mạng 1868 là cách mạng tư sản. Bởi vì nó mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và thắng lợi ở Nhật Bản. Mục tiêu giành chính quyền của phe cách mạng đã đạt được. Đó là chính thể quân chủ tư sản. Sau khi giành được chính quyền, bước tiếp theo của cách mạng là thực hiện cải cách, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Duy tân đất nước:

Ngày 04/06/1868, thiên hoàng Mâygi long trọng tuyên bố cai trị theo ý nguyện của dân và đề ra cương lĩnh hành động gồm mấy điểm sau:

- Tổ chức quốc hội;
- Tất cả mọi người đều hành động vì quyền lợi của dân tộc. Không phân biệt quan, dân, ai cũng có thẻ thực hiện nguyện vọng và phát triển tài năng của mình. Xoá bỏ các tục lộ xấu, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;
- Học tập nước ngoài để xây dựng đất nước.

Trên thực tế, cương lĩnh đó tuy không được thực hiện đầy đủ, song là cơ sở tiến hành các cuộc cải cách tư sản mà trong lịch sử gọi là cuộc duy tân Mâygi (Minh trị duy tân). Các cuộc cải cách bao gồm:

Một là, cải cách về chính trị:

Mọi quyển hành nhà nước tập trung vào thiên hoàng. Ngoài ra còn có chính viện (chính phủ), Hữu viện (tư pháp), tả viện (lập pháp), tất cả đều do thiên hoàng điều hành. Trong đó, tả viện (nghị viện) được thành lập ngay từ năm 1868, gồm thượng viện (quý tộc) và hạ viện (võ sĩ và tư sản). Sau đó là sự thành lập hữu viện. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia phương Tây. Năm 1880, Nhật Bản ban hành Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự theo mẫu Tây Âu. Nảm 1885, nội các (chính phủ) được thành lập, điển xưa nay chưa từng có trong thực tiễn hành pháp Nhật Bản.

Các phiên quốc hội bị xoá bỏ, các lãnh chúa phong kiến trở thành các quan tổng trấn ở địa phương. Cả nuớc được chia thành các quận, huyện và thành phố. Quân đội của các tầng lớp vương công bị giải tán. Quân đội thường trực của thiên hoàng được thành lập, trên cơ sở chế độ nghĩa vụ quân sự được quy định trong sắc lệnh về nghĩa vụ quân sự toàn dân do thiên hoàng ban hành năm 1872. Quân đội được tổ chức theo mô hình của Châu Âu, nhưng tư tưởng vẫn theo cơ sở đạo đức của võ sĩ, tầng lớp này thành sĩ quan nòng cốt trong quân đội thiên hoàng.

Hai là, cải cách về xã hội.

Thực hiện chế độ giáo dục thống nhất và bắt buộc được thực hiện. Lối học "làm chương trích cú" bị phê phán. Phương châm giáo dục theo khẩu hiệu "khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông".

Ba là, cải cách về kinh tế.

Thống nhất thuế quan, tiến lộ, xây dựng đường sắt, nhằm thống nhất thị trường trong cả nước. Công thương nghiệp được khuyến khích phát triển. Nhưng chế độ tư hữu phong kiến về ruộng đất hầu như không bị đụng chạm tới. Yêu cầu cơ bản của nông dân về ruộng đất không được giải quyết. Vì vậy, cuộc cách mạng tư sản ở Nhật mang tính chất không triệt để. Đó là cách mạng do quý tộc mới lãnh đạo.

Bốn là, cải cách về chính sách đối ngoại.

Để thoát khỏi nạn ngoại xâm, chính phủ thiên hoàng học tập, mở rộng giao thiệp với phương Tây nhằm nâng cao dần vị trí của Nhật trên trường quốc tế và phát triển đất nước.

II. Hiến pháp 1889 và tổ chức bộ máy nhà nước Nhật Bản

Do phong trào đấu tranh của quần chúng và các lực lượng dân chủ, ngày 11/2/1889, chính quyền thiên hoàng phải ban hành hiến pháp. Trước đó, từ năm 1882 một phái đoàn chính quyền Nhật Bản đã đi khảo sát hiến pháp ở các nước Châu Âu. Hiến pháp 1889 của Nhật được xây dựng theo hình mẫu của Hiến pháp Phổ. Đây là bản hiến pháp tư sản đầu tiên ở Nhật.

1. Thiên hoàng:

Hiến pháp khẳng định: 'Thiên hoàng muôn đời thống trị đại đế quốc Nhật Bản", "Thiên hoàng là thần thánh bất khả xâm phạm". Theo hiến pháp, thiên hoàng có quyền hạn rất lớn:
- Triệu tập hoặc giải tán quốc hội
- Ban bố hoặc đình chỉ thi hành các đạo luật của quòc hội.
- Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thú tướng và các bộ trướng.
- Tổng tư lệnh quân đội
- Tuyên bô tình trạng chiến tranh hoặc đình chiên, tuycn bố lệnh giới nghiêm.
- Thường huân chương, ban lệnh đại xá.

2. Quốc hội:

Là cơ quan lập pháp gồm hai viện:

- Viện quý tộc (thượng nghị viện) do thiên hoàng lựa chọn từ những người trong hoàng tộc, quý tộc, những người đóng thuế nhiều nhất, những người có công lao đặc biệt với nhà nước.
- Viện dân biểu (hạ nghị viện)
Quyền hạn của viện dân biểu tương đương với quyền của viện nguyên lão, trừ quyền thảo luận và thông qua ngân sách nhà nước. Viện dân biểu có thể bị thiên hoàng giải tán.
Viện dân biểu có nhiệm kì 4 năm, do cử tri bầu ra. Cử tri là nam từ 25 tuổi, mỗi năm đóng thuế 15 yên và cư trú ở một nơi được trên một năm rưỡi. Những điều kiện này đã loại bỏ phần lớn công dân ra khỏi danh sách cử tri. Trong tổng số 43 triệu dân thời bấy giờ, chỉ có 46 vạn cử tri (chiếm hơn 1%).

3. Nội các (chính phủ):

Đứng đầu là thủ tướng, là cơ quan hành pháp. Các thành viên nội các không chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà phải chịu trách nhiệm trước thiên hoàng. Đặc biệt trong bộ máy nhà nước, Bộ lục quân và Bộ hải quân chỉ quản lí về hành chính đối với lục quân và hải quân. Tham mưu trưởng có quyền báo cáo trực tiếp lên thiên hoàng, không cần thông qua nội các. Vì vậy, thế lực của quân đội rất lớn và có vị trí độc lập nhất định đối với nội các.

Rõ ràng theo Hiến pháp 1889, quyền hạn của thiên hoàng rất lớn, nhưng cơ cấu tổ chức nhà nước là theo chính thể quân chủ lập hiến. Bởi vì, quyền hạn của thiên hoàng không phải là vô hạn như thời phong kiến mà được giới hạn trong hiến pháp. Và trong cơ cấu tổ chức nhà nước còn có nghị viện là cơ quan nắm quyền lập pháp.

Tuy rằng chính thể quân chủ nghị viện, nhưng so với Anh, quyền hạn của thiên hoàng Nhật Bản rất lớn, còn quyền hành của hoàng đế nưóc Anh chỉ là hư quyền. Sau cách mạng tư sản, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Chính quyền thiên hoàng thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, thực hành chính sách bành trướng xâm lược ra nước ngoài (Triều Tiên, Trung Quốc). Mặc dù, cuộc cách mạng tư sản ở Nhật đuợc tiến bành muộn, nhưng cũng từ cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nhật bắt đầu chuyển sang thời kì đế quốc chủ nghĩa.

Tóm lại, do thế lực còn non yếu, nên giai cấp tư sản Nhật Bản không giữ được vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng tư sản. Nó phải liên minh với tầng lớp phong kiến tư sản hoá để lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng tư sản thành công không thể thiếu vai trò quần chúng lao động - đội quân chủ lực của cách mạng. Sự liên minh trên đưa đến hậu quả là, vấn đề ruộng đất trong cách mạng tư sản không được giải quyết và từng bước hình thành chính thể quân chủ nghị viện, trong đó quyền lực của vua rất lớn.

Tổ bộ môn đại cương - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

Khuyến nghị:
  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.