Bảo hộ nhãn hiệu cho dược phẩm khi có yếu tố tương tự

Nhãn hiệu dược phẩm liên quan mật thiết đến sức khoẻ của con người nên cần có tính phân biệt đủ để đáp ứng việc cho đơn thuốc chính xác của bác sĩ, sự nhận biết dễ dàng của người sử dụng.

Dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất các loại thuốc phục vụ cho việc chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe của con người. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dược phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Đặc điểm nổi bật của những nhãn hiệu đăng ký cho dược phẩm.

Nhãn hiệu dược phẩm vừa có các chức năng của nhãn hiệu nói chung nhưng cũng có những đặc điểm riêng so với nhãn hiệu trong các lĩnh vực khác. Điển hình:

Một là, nhãn hiệu dược phẩm liên quan mật thiết đến sức khoẻ của con người nên cần có tính phân biệt đủ để đáp ứng việc cho đơn thuốc chính xác của bác sĩ, sự nhận biết dễ dàng của người sử dụng và quá trình theo dõi, quản lý chặt chẽ của nhà sản xuất và cơ quan quản lý liên quan.

Hai là, nhãn hiệu thuốc là tên được đặt và bảo hộ riêng của từng nhà sản xuất dựa trên những thuốc gốc cụ thể. Các thuốc gốc đều có tên generic (tên chung không độc quyền), vì vậy nhãn hiệu thuốc không được lấy trùng với tên generic mà chỉ có thể chứa đựng một hoặc một số thành phần của tên generic để có sự liên hệ gián tiếp.

Ba là, nhãn hiệu thuốc thường được đặt dạng gợi ý (suggestive) nên thường dùng các tiền tố hay hậu tố mô tả đến các bộ phận, các bệnh, các khoa, các lĩnh vực liên quan đến công dụng của thuốc hay các chất chủ yếu tạo nên thuốc.

Các tiếp đầu hay đuôi dạng này không mạnh, mang tính mô tả và là đối tượng có thể sử dụng chung.

- Các tiền tố (prefix) thường dùng trong tên dược phẩm:

Loại bệnh
Arthzo - khớp
Bronch – ghế quản
Cardi – tim
Derma – da
Neuro - thần kinh
Gastro - dạ dày
Ophth - mắt
Hema - máu

Khoa

Pedia – khoa nhi

Gyno - phụ khoa

Psych – khoa tâm thần

Chất

Calxi – canxi

Ferro – Sắt

Phyto - thực vật

Tox - chất độc

Lacti - sữa


- Các hậu tố (Suffixes) thường dùng:

cide


cillin
cycline
mycin
vir
gel
in, il, ol, on

chất độc
chất diệt
kháng sinh
kháng sinh
kháng sinh
chống vi rút
keo, gelatin
đuôi hoá chất


Thứ tư, nhãn hiệu thuốc có thể được cấu tạo từ chuỗi các nhãn hiệu có gốc chung thể hiện sản phẩm của cùng một nhà sản xuất dược phẩm. Ví dụ, các nhãn hiệu thuốc: Sandomicin, Sandoproncho, Sandovir... đều là nhãn hiệu thuốc của dược phẩn Sandoz (Thuỵ Sĩ).

Nguyên tắc xem xét đánh giá tính tương tự của nhãn hiệu.

Đánh giá tính tương tự của các nhãn hiệu dược phẩm cũng được tiến hành theo nguyên tắc xem xét tổng thể và từng thành phần của nhãn hiệu liên quan, theo các nội dung sau:
  1. Kết cấu từ
  2. Phát âm
  3. Ý nghĩa ( nếu có)
  4. Cách trình bày tính độc đáo của nhãn hiệu
Tuy nhiên cần phân tích theo các nội dung sau:
  1. Nhãn hiệu có phải là tên generic hay không?
  2. Nhãn hiệu có lấy từng phần của tên generic không?
  3. Nhãn hiệu có chứa các tiền tố và/hoặc hậu tố chung hay không, nếu có thì sức nặng so sánh phụ thuộc vào các phần còn lại.
Việc bảo hộ nhãn hiệu cho dược phẩm khi có dấu hiệu tương tự tại Việt Nam.

Ví dụ 1: Công ty Dược phẩm Sanofi - chủ nhãn hiệu được bảo hộ “BRONCHOLIN” nộp đơn phản đối Công ty Dược phẩm Sài Gòn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “BRONCHOMIX” cho các sản phẩm tương tự nhóm 5 là thuốc trị bệnh phổi và phế quản.

Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối nhãn hiệu này do phần tiếp đầu ngữ của hai nhãn hiệu hoàn toàn trùng nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy vậy, sau khi Công ty dược phẩm Sài Gòn khiếu nại là tuy tiền tố của hai nhãn hiệu là “BRONCHO” trùng nhau nhưng đây là tiền tố chỉ bộ phận cơ thể là phế quản nên không là yếu tố độc quyền, hai nhãn hiệu khác nhau ở hậu tố “LIN” và “MIC” nên về tổng thể chúng có khả năng phân biệt với nhau. Cục Sở hữu Trí tuệ đã chấp nhận lập luận nêu trên và huỷ bỏ quyết định từ chối cấp GCN ĐKNH cho Công ty Dược phẩm Sài Gòn.

Ví dụ 2: Công ty Dược phẩm 2 - thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bán ra thị trường thuốc “VIVASTIN” chữa bệnh cao cholesteron trong máu. Công ty này đã nộp đơn phản đối Công ty Dược phẩm Sandoz (Thuỵ Sĩ) đăng ký vào Việt Nam qua hệ thống Madrid nhãn hiệu “SAVASTIN” cho thuốc có công dụng tương tự. Trong thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu của Sandoz, Cục Sở hữu Trí tuệ cũng đồng ý với khiếu nại của Công ty Dược phẩm 2 khi cho rằng hai nhãn hiệu có sự tương tự nhất định về cấu tạo từ, nhất là trùng toàn bộ phần đuôi “VASTIN”. Trong công văn trả lời thông báo trên của Cục sở hữu Trí tuệ, Công ty Sandoz lập luận là cả hai nhãn hiệu đều lấy phần đuôi của thuốc gốc generic có tác dụng làm giảm cholesteron trong máu. Do đó, với sự khác biệt tiền tố là “SA” và “VI” hai nhãn hiệu trên có thể phân biệt được và có thể cùng tồn tại trên thị trường. Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp nhận lập luận này và ra quyết định chấp nhận đăng ký cho nhãn hiệu của Công ty Sandoz.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].