Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó. Nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó. Nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
[?] Nếu có người chuyển tiền nhầm vào tài khoản của mình, tôi có được rút ra hay không? Nếu không trả lại hay không báo cho ngân hàng, tôi có bị xử lý gì không? (Lê Ngọc Huy)
Theo điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ hoàn trả:Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó. Nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điều 236 của Bộ luật này.
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điều 236.
Trong trường hợp này, khi người khác chuyển nhầm tiền, bạn cần trả lại hoặc báo với ngân hàng.Nếu bạn biết mà không báo cáo về việc này hay rút số tiền này ra thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của vụ việc.
Theo điểm d khoản 1 điều 15 Nghị định số 167/2013 ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có thể bị phạt tiền 1.000.000-2.000.000 đồng.
Bên cạnh đó điểm e khoản 2 điều 15 Nghị định số 167/2013 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Nếu tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, người có hành vi chiếm giữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tộiChiếm giữ trái phép tài sảntheo điều 176 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì người có hành vi sử dụng trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 177 Bộ luật Hình sự về tộiSử dụng trái phép tài sản, nếu có đủ các yếu tố cấu thành.
Hợp đồng có thể thiết lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể, do đó, việc vay tiền giữa con dâu anh (chị) và anh (chị) chỉ bằng lời nói nhưng vẫn được coi là một hợp đồng dân sự, con dâu anh (chị) phải có nghĩa vụ trả nợ cho anh (chị) khi đến hạn
Những bất cập của BLDS 2005 liên quan đến lãi suất trong đó có lãi suất cơ bản được thi hành trong suốt một thời gian dài đã được Bộ luật dân sự năm 2015 thay thế, đã bỏ quy định lãi suất cơ bản.
Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Thừa kế có vai trò quan trọng từ rất lâu trong xã hội loài người và cho đến tận bây giờ.
Thụ lý vụ án là việc tòa án bắt đầu tiếp nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết. Khi thụ lý vụ án, tòa sẽ nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Việc cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất của mình tại tổ chức tín dụng để vay vốn là việc bình thường, tuy nhiên thế chấp quyền sử dụng đất cho một cá nhân không phải tổ chức tín dụng còn có nhiều ý kiến băn khoăn.
Tài sản đóng một vai trò quan trọng trong Bộ luật dân sự, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng.
Quyền hưởng dụng là quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có những quyền và lợi ích trên chính tài sản đó trong một thời hạn nhất định. Quyền hưởng dụng là quyền khác tài sản lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Bài viết sẽ phân tích về vấn đề này.
Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được chính xác, đúng pháp luật. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề này.
Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc là thẩm quyền của tòa án trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền dân sự của tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản. Vì vậy, việc vi phạm các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng.
Việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm 3 thành phần: Chủ thể, khách thể và nội dung
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Bài viết sẽ phân tích về đặc điểm của quan hệ pháp luật này.
Chế độ sở hữu không chỉ là một yếu tố cơ bản xác lập nền tảng của một chế độ xã hội mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vỉ gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Thương nhân là người thực hiện những hành vi thương mại và bài viết sẽ phân tích những quy định chung về thương nhân.
Thương nhân bao gồm hai quyền cơ bản là quyền tự do kinh doanh và quyền bình đẳng trong hoạt động thương mại của thương nhân. Bài viết sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này.
Luật cạnh tranh đã quy định rõ về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bài viết đề cập đến những quy định của pháp luật về hành vi này.
Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm trong dân sự. Đây là biện pháp bảo đảm thường thấy và bài viết sẽ phân tích những quy định cơ bản của thế chấp tài sản.
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, hiện nay hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết chia sẻ về những quy định chung về nhượng quyền thương mại.
Chủ thể của Luật Thương mại bao gồm các tổ chức, cá nhân tham gia vào các quan hệ thương mại và chủ thể chính là thương nhân.Bài viết phân tích cụ thể như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ. Theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán
Bình luận