Quyền hưởng dụng là quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có những quyền và lợi ích trên chính tài sản đó trong một thời hạn nhất định. Quyền hưởng dụng là quyền khác tài sản lần đầu tiên được ghi nhận trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Tuy nhiên, có trường hợp, người khác, mặc dù không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng vẫn có những quyền và lợi ích trên một tài sản nhất định, luật La Mã gọi những trường hợp này là servitudes (tức quyền hưởng dụng trên tài sản của người khác) và quyền này lại được phân định thành hai loại quyền là: quyền hưởng dụng bất động sản của người khác; quyền hưởng dụng tài sản không phải là bất động sản của người khác. Đồng thời, luật La Mã cũng quy định, quyền hưởng dụng là một vật quyền có thời hạn trên tài sản của người khác
Trong phạm vi bài viết, Công ty Luật TNHH Everest lưu ý một số điểm mới về quyền hưởng dụng (khái niệm, đặc điểm, căn cứ xác lập, hiệu lực...và những lợi ích mà quyền năng này đem lại khi được áp dụng trong thực tiễn) tại BLDS 2015.
- Về khái niệm quyền hưởng dụng: "Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định" (Điều 257 BLDS năm 2015).
- Hiệu lực của quyền hưởng dụng: "Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác" (Điều 259 BLDS 2015).
- Thời hạn của quyền hưởng dụng: "Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này" (Điều 260 BLDS 2015).
- Quyền của người hưởng dụng: (i) Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định; (ii) Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; (iii) Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình: (iv) Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản; (v) Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng (Điều 261 BLDS 2015).
- Nghĩa vụ của người hưởng dụng (Điều 262 BLDS 2015): (i) Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; (ii) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí; (iii) Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
- Quyền của người hưởng dụng (Điều 262 BLDS 2015):
- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản: (i) Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập; (ii) Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình; (iii) Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng; (iv) Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản (Điều 263 BLDS 2015).
- Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức: (i) Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực; (ii) Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng (Điều 264 BLDS 2015).
- Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; Theo thỏa thuận của các bên; Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định; Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; Theo quyết định của Tòa án; Căn cứ khác theo quy định của luật (Điều 265 BLDS2015)
Sự kiện người hưởng dụng chết chỉ làm chấm dứt quyền hưởng dụng trong một số trường hợp. Pháp luật nên quy định cụ thể các trường hợp này. Việc hưởng dụng đất ở Việt Nam hiện nay có thể truyền lại cho người thừa kế. Việc không thực hiện quyền hưởng dụng trong một khoảng thời gian liên tục quá 10 năm có thể là lý do chấm dứt quyền hưởng dụng để bảo đảm không lãng phí tài sản xã hội và coi như người có quyền hưởng dụng không có nhu cầu hưởng dụng.
- Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng: "Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác" (Điều 266 BLDS 2015).
Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng chomục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận