Việc chuyển giao cho Toà án giải quyết việc cha nhận con?

Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giúp đỡ để xác định cha cho cháu bé...

Hỏi: Tháng 6 năm 2006, cô Thái sinh con với ông Quynh. Khi con đầy tháng, cả cô Thái và ông Quynh cùng đến Uỷ ban nhân dân xã K, nơi cô Thái cư trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Hai người trình bày nguyện vọng được đăng ký khai sinh cho cháu bé, đồng thời đề nghị chính quyền xác nhận và ghi tên ông Quynh vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé. Theo sự hướng dẫn của cán bộ tiếp dân, ông Quynh đã làm Tờ khai đăng ký nhận con. Biết chuyện này, bà Hảo đến Uỷ ban nhân dân xã K để khiếu nại. Gặp cán bộ tư pháp của xã K, bà Hảo xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn giữa bà và ông Quynh và yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã K phải giải quyết công nhận mình là mẹ đứa bé có đúng không? (Kim Anh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trước hết, cần khẳng định rằng cháu bé do chị Thái sinh ra là con ngoài giá thú, chưa xác định được người cha. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giúp đỡ để xác định cha cho cháu bé, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của cháu bé về sau. Các cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha cho trẻ trong quy định nói trên bao gồm: cơ quan đăng ký hộ tịch (trong trường hợp này là Uỷ ban nhân dân xã K) hoặc Toà án cấp huyện.

Theo quy định tại Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con, Toà án chỉ thụ lý giải quyết khi việc nhận cha, mẹ, con đó có tranh chấp giữa các bên trong quan hệ này. Còn trong trường hợp việc cha, mẹ nhận con hoặc con nhận cha, mẹ có sự tự nguyện giữa các bên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đăng ký hộ tịch thông qua thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con (được quy định tại Mục 6 Chương II Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch).

Căn cứ vào các quy định nói trên, có thể thấy việc đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã K cho rằng việc ông Quynh nhận con có tranh chấp, do đó cần chuyển giao vụ việc cho Toà án huyện giải quyết là không đúng, bởi vì:

Các chủ thể của quan hệ cha nhận con trong vụ việc này là cô Thái, ông Quynh và cháu bé. Trong đó cô Thái - với tư cách người mẹ - là người đại diện cho con để thực hiện việc xác định cha cho con. Chỉ có ý kiến của cô Thái và ông Quynh mới có giá trị pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết việc cha nhận con. Bà Hảo - người vợ hợp pháp của ông Quynh không có tư cách chủ thể trong quan hệ cha nhận con này.

Cả cô Thái và ông Quynh đều bày tỏ ý chí tự nguyện và thống nhất công nhận ông Quynh là cha của cháu bé. Giữa các bên chủ thể trong quan hệ cha nhận con này không phát sinh tranh chấp. Bà Hảo không phải là chủ thể có tư cách pháp lý tham gia vào quan hệ cha nhận con, do đó, khiếu nại của bà Hảo không phải là căn cứ làm phát sinh tranh chấp trong quan hệ cha nhận con.
Như vậy, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc ông Quynh nhận con thoả mãn đầy đủ điều kiện để có thể yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã K thụ lý giải quyết việc đăng ký cha nhận con theo thủ tục đăng ký hộ tịch. Uỷ ban nhân dân xã K cần tiếp tục thụ lý việc giải quyết đăng ký cha nhận con, không chuyển giao vụ việc cho Toà án cấp huyện vì việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này không thuộc thẩm quyền của cơ quan xét xử.

Với hai yêu cầu mà bà Hảo nêu lên, cán bộ tư pháp cần phân tích, giải thích cho bà Hảo hiểu rằng đây là những yêu cầu không hợp pháp, xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác bằng sự lý giải như sau:

- Bà Hảo không phải là người mẹ sinh ra cháu bé, không có quan hệ huyết thống với cháu bé, do đó pháp luật hộ tịch không cho phép ghi tên người không phải là mẹ vào “phần khai về người mẹ” trong Giấy khai sinh của cháu bé (trừ trường hợp cô Thái đồng ý cho cháu bé làm con nuôi của bà Hảo và việc đăng ký nuôi con nuôi đã được thực hiện).

- Mặc dù bà Hảo là người vợ hợp pháp của ông Quynh nhưng quan hệ vợ chồng giữa ông Quynh và bà Hảo không đương nhiên dẫn đến việc bà Hảo được công nhận tư cách là mẹ của con riêng của ông Quynh vì quan hệ vợ chồng và quan hệ cha, mẹ, con là những quan hệ pháp luật độc lập.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.