Vị trí pháp lý của Viện Kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.

Trong hệ thống các cơ qan nhà nước xã hội chủ nghĩa trước và của Việt Nam hiện nay còn hiện diện một loại cơ quan hết sức đặc biệt. Đó là Viện Kiểm sát nhân dân. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương cho đến các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Địa vị pháp lý hay còn có thể gọi là vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta cũng giống như của Chính phủ rất khó định nghĩa, định danh. Viện kiểm sát là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho nên việc tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát cũng bị chi phối bởi các nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến hiện nay Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.

Khác hẳn với các Nhà nước tư sản, Nhà nước ta không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền mà theo nguyên tắc tập quyền, nghĩa là mọi quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa là Quốc hội làm tất cả, mà có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia; Quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống của hệ thống các cơ quan tư pháp trong hệ thống chung các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng này, mà cả Tòa án và Viện Kiểm sát được Hiến pháp quy định trong một chương riêng: Chương X với tên gọi là “Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.”

Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:“Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, và nhân phẩm của công dân".

Địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát Nhân dân có rất nhiều yếu tố cấu thành bằng các quy định pháp luật, khi pháp luật quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, các cách thức hoạt động… của Viện Kiểm sát. Hay nói một cách khác, mọi quy định của pháp luật về Việm Kiểm sát dù ít, dù nhiều đều góp phần cho phép chúng ta khắc họa nên địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát.

Những quy phạm có ý nghĩa hơn cả là Điều 137 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hiện hành. Điều này quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định".

Theo quy định của Hiến pháp năm 12013, chức năng của Viện kiểm sát được điều chỉnh không còn nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, mà tập trung vào công tác công tố - buộc tội và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các haọt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và thực hành quyền công tố trong phạm vi quân đội.

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

(i) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

(ii) Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp;

(iii) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự;

(iv) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002).

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].