Điều 471, Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) quy định:
"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo quy định trên thì khi gia đình anh (chị) cho gia đình chú họ vay tiền hai bên sẽ phải thỏa thuận với nhau về thời hạn trả nhưng do anh (chị) không nói rõ là có thỏa thuận về thời gian trả hay không nên tôi có thể phân ra hai hướng giải quyết như sau:
TH1: Nếu hai bên có thỏa thuận với nhau về thời gian trả tiền thì căn cứ vào Điều 474, Bộ luật dân sự quy định:
Điều 474 BLDS 2005 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ ”.
Theo quy định này thì chú anh (chị) sẽ phải trả nợ lại cho gia đình anh (chị) khi đến hạn
TH2. Gia đình anh (chị) và chú họ không thỏa thuận về thời hạn trả nợ thì trong trường hợp này có thể xem là vay không kỳ hạn và theo quy định tại Điều 477, Bộ luật dân sự 2005 quy định:
"1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý”
Theo quy định này thì gia đình anh (chị) có quyền đòi lại số tiền trên bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước cho chú họ anh (chị) một khoảng thời gian hợp lý.
Thủ tục khởi kiện
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, trường hợp của anh (chị), thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ như sau:
Nộp Hồ sơ khởi kiện
- Hồ sơ khởi kiện gồm:
+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)
+ Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác (hóa đơn gửi tiền)
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận