-->

Vấn đề hôn nhân giữa đời thứ ba và đời thứ tư

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con, cậu, con dì là đời thứ ba.

Hỏi: Tôi sinh năm 94 và người yêu sinh năm 89. Vì có họ hàng nên xưng hô là cậu-cháu. Duyên số thế nào chúng tôi lại yêu nhau nhiều đến thế. Ông cố (họ Đ) sinh ra ông ngoại tôi (là người sinh ra mẹ tôi và tôi là cháu ngoại (tôi mang họ H) và sinh ra bố của anh ấy (là người sinh ra anh ấy sau này), ngoài ra ông cố còn một cô con gái khác. Cho hỏi chúng tôi theo pháp luật là đời thứ mấy và có được kết hôn với nhau không? (Đặng Xuân - Hà Giang)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất:Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn Nhân & Gia Đình 2014:"2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;giữa những người có họ trong phạm vi ba đời...."

Theo quy định củaLuật Hôn Nhân & Gia Đình 2014 có quy định về việc cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, và phạm vi ba đời được xác định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn Nhân & Gia Đình 2014 theo đó: "Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con ,cậu, con dì là đời thứ ba."

Theo thông tin mà bạn cung cấp,trường hợp của bạn sẽ được xác định như sau:

Ông cố bạn là đời thứ nhất (người sinh ra ông ngoại của bạn và bố của anh ấy). Ông ngoại bạn, bố của anh ấy và một cô con gái khác của ông cố sẽ là đời thứ hai (đây là trường hợp anh, chị, em cùng cha mẹ hay cùng một gốc sinh ra).Mẹ bạn và anh ấy sẽ là đời thứ ba (thuộc trường hợp chị, em con chú, vìmẹ bạn sẽ gọi bố anh ấy bằng chú), còn bạn là đời thứ tư.

Như vậy từ trên đây có thể thấy rằng, anh ấy là đời thứ ba. Bạn sẽ thuộc đời thứ tư tính từ gốc sinh ra là ông cố họ Đ (đời thứ nhất) của bạn và của anh ấy.

Trong trường hợp của bạn thì bạn là đời thứ tư, còn anh ấy sẽ là đời thứ ba. Bạn và người yêu bạn không có họ trong phạm vi ba đời, không thuộc trường hợp cấm kết hôn nên hai bạn có thể kết hôn với nhau được.

Vì hôn nhân là chuyện quan trọng, vì vậy hai bạn nên cố gắng thuyết phục cũng như giải thích từ các căn cứ về mặt pháp luật cũng như khoa học để gia đình hai bên chấp nhận mối quan hệ của hai bạn. Vì theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 có quy định về việc cấm hành vi cản trở kết hôn, vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.