Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định cấm đối với trường hợp cá nhân thành lập hộ kinh doanh thì không được đồng thời là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó các cá nhân hoàn toàn có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Khác với doanh nghiệp tư nhân được xem là một loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh không được coi là một loại hình doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hộ kinh doanh không đáp ứng đặc tính đầu tiên của doanh nghiệp là tổ chức có quy mô hoạt động nhất định.
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là một trong những hình thức tổ chức kinh tế của cá nhân hoặc gia đình lâu đời và thông dụng nhất ở Việt Nam. Các ví dụ thông dụng về hộ gia đình tại Việt Nam là quán phở truyền thống, quán cafe hoặc tiệm tạp hóa và có thể tìm bất kỳ ở góc phố nào tại Việt Nam.
Hộ gia đình do một cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ. Hộ kinh doanh chỉ được phép có một địa điểm kinh doanh, sử dụng thường xuyên dưới mười lao động, không có con dấu và chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh thường được so sánh với một hình thức doanh nghiệp đơn giản nhất là Doanh nghiệp tư nhân. Về bản chất pháp lý, doanh nghiệp tư nhân có nhiều điểm tương đồng với hộ kinh doanh. Cả doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều (i) không có tư cách pháp luật (ii) chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của chủ doanh nghiệp hoặ chủ hộ kinh doanh và (iii) có khả năng huy động vốn hạn chế (không được phép phát hành chứng khoán).
Hộ kinh doanh khi thành lập có các quyền và nghĩa vụ đăng ký như sau: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, hộ gia đình theo quy định chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân theo quy định được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy pháp luật không cho phép cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Pháp luật doanh nghiệp không có quy định cấm đối với trường hợp chủ hộ kinh doanh cá thể thì không được đồng thời là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó, chủ hộ kinh doanh cá thể hoàn toàn có thể thành lập và đứng làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Luật sư của Công ty Luật TNHH Everest
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận