Hỏi: Chú em làm việc cho một công ty có 100% vốn nước ngoài đóng tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2007, công việc kế toán viên. Tháng 7/2013, giám đốc công ty ra quyết định chuyển chú sang làm thủ kho, quyết định này không ghi thời hạn điều chuyển là bao nhiêu ngày.Trong quá trình làm việc, chú đã một lần viphạm kỉ luật và bị khiển trách vào tháng 5/2013 vì đi làm muộn. Ngày 20/5/2014khi chú xuất hàng từ kho, giám đốc bất chợt xuống kiểm tra thì phát hiện thấy chúxuất một số lượng hàng hóa nhiều hơn so với hóa đơn xuất hàng được chuyển lênxe, giá trị lô hàng số hàng xuất thừa trị giá tới 15 triệu. Ngay lập tức trong ngày,giám đốc ra quyết định sa thải chú với lí do chú tái phạm hành vi vi phạm kỉ luậtlao động và gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty. Cho rằng mình bị sa thải tráipháp luật, Chú đã làm đơn khởi kiện. vậy thì:
1. chú nên nộp đơn ra tòa nào ạ, tòa nào có thẩm quyền giải quyết?
2. Việc điều chuyển này có phải là sụ thay đổi hợp đồng lao động không ạ?
3. Quyết định sa thải của giám đốc là đúng hay sai ạ?
4. nên giải quyết quyền lợi cho chú em như thế nào ạ? (Tâm Anh - Quảng Ninh)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợpcủa chú bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, căn cứ Điều 200 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về tổ chức, cánhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: hòa giải viên lao độnghoặc Tòa án nhân dân. Theo Khoản 1 ĐIều 201 Bộ luật lao động năm 2012:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viênlao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đâykhông bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảohiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệpđưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Do đó, chú bạn có thể gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân địa phương.
Thứ hai, việc điều chuyển này nếu được quy định trong nội quy lao động của Côngty chú bạn thì việc điều chuyển này không làm thay đổi hợp đồng lao động. Cònnếu không quy định trong nội quy công ty thì sẽ phải căn cứ theo Điều 31 Bộ luậtLao động năm 2012.
Thứ ba, căn cứ theo Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về việc ápdụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong nhữngtrường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sửdụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật côngnghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gâythiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản,lợi ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trongthời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luậtmà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngàycộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bảnthân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyềnvà các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Do đó, theo thông tin bạn cung cấp, chú của bạn đã có hành vi gây thiệt hại nghiêmtrọng cho Công ty chú bạn đang làm việc nên lý do sa thải chú bạn của Giám đốccông ty là phù hợp với quy định của pháp luật. Nhưng việc áp dụng hình thức xử lýkỷ luật sa thải phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 123 Bộluật Lao động năm 2012:
“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc ngườikhác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha,mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vivi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thìchỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời giansau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng laođộng;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đốivới hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 thángtuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao độngtrong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.
Do đó, việc ra quyết định sa thải chú bạn ngay trong ngày của Công ty là trái quyđịnh của pháp luật. Chú bạn có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa án Nhân dân địaphương về việc này.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận