Tư vấn về trường hợp xây dựng không có giấy phép xây dựng xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn giấy phép xây dựng...

Hỏi: Năm 2008 sau khi đi bộ đội về, tôi có dựng một lều quán khoảng 40 m2 trên đất ruộng gần suối của ông bà để lại (nhưng theo bản đồ 60/CP bây giờ thì lại là đất mặt nước do UBND phường quản lý. Cái này tôi không hiểu?). Tại thời điểm đó, tôi không bị nhắc nhở hay lập biên bản vi phạm nào cả. Mãi đến sau này khoảng 1 năm UBND phường mới mời tôi lên cho làm cam kết. Vì nghĩ chỉ làm cho đủ thủ tục nên tôi làm cam kết khi nào nhà nước cần tôi sẽ tháo dỡ (mặc dù là đất của ông bà để lại nhưng tôi làm không phép nên phải chấp nhận). Đến năm 2015, cán bộ UBND phường lập biên bản tôi xây dựng không phép theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP và ban hành Quyết định khắc phục hậu quả. Tôi có trao đổi và có ý kiến: tôi không vi phạm Nghị định 121/2013/NĐ-CP vì tôi làm đã lâu trong khi Nghị định này vừa ra đời. Theo tìm hiểu thì tôi vi phạm Nghị định 126/2004/NĐ-CP tại thời điểm đó. Đến nay nghị định này đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi 2 lần bằng nghị định 23/2009 và 121/2013.Tôi có thể hợp thức hóa lều quán của tôi không (tôi không vi phạm quy hoạch). (Ngô Huyền - Hà Nội)



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:


Thứ nhất, về vấn đề quyền đối với mảnh đất. Để chứng minh quyền sử dụng đối với mảnh đất cần có các giấy tờ về giao đất, chuyển nhượng, tặng cho…. Hiện tại bạn có hồ sơ chế độ cũ ghi nhận nguồn gốc đất đai là của gia đình bạn tuy nhiên không phải giấy tờ nào cũng được Nhà nước công nhận. Để xác nhận tình trạng của mảnh đất thì bạn nên đề nghị kiểm tra Hồ sơ địa chính ở UBND xã. Hoặc có thể xin chứng từ, hóa đơn đóng thuế đất để chứng minh đã sử dụng đất ổn định, lâu dài. Cách chứng minh quyền sử dụng với mảnh đất hiệu quả nhất đó là bạn làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, việc lập biên bản xử phạt hành vi xây dựng không có Giấy phép xây dựng theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP là khôngđúng quy định pháp luật. Nghị định 121/2013/NĐ-CP không có quy định nào loại trừ những vi phạm diễn ra trước ngày văn bản này có hiệu lực nênhành vi của bạn vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ khi vẫn còn thời hiệu xử phạt. Đối với vi phạm của bạn có thời hiệu xử phạt là 1 năm kể từ ngày hành vi vi phạm chấm dứt hoặc khi phát hiện hành vi. Trong trường hợp của bạn, ngay khi hành vi xảy ra cũng chính là thời điểm phát hiện hành vi, nếu tính từ thời điểm này đến năm 2015 đã hơn 1 năm. Tức là đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, do đó, hành vi của bạn sẽ không bị xử phạt.

Thứ ba, muốn hợp thức hòa công trình của bạn cách thức tốt nhất đó là xin Giấy phép xây dựng sau đó tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác găn liền với đất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.