-->

Tư vấn về trình tự thủ tục kiện đòi tài sản là đất đai

Tranh chấp đất đai trước khi tiến hành giải quyết tại tòa án phải được hòa giải tại cơ sở.

Hỏi: Gia đình em có mảnh đất diện tích là 102 mét vuông (đất mặt tiền) đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008, trong đó 23 mét vuông thổ cư còn lại là đất trồng cây lâu năm. Ba tôi chỉ xây nhà 50 mét vuông còn lại thì để trống bên hông nhà là 2,5 mét chiều ngang làm (đường đi cho nhà phía sau) và phía sau nhà là 2 mét chiều dài. Nhà bênh cạnh ngang nhiên cất trên diện tích hẽm nhà tôi không xin phép, nay gia đình tôi cần sử dụng lại đất nhưng gia đình phía sau nhà không cho lấy lại phần đất của gia đình tôi họ đã cất che tôn hết các khoảng trống và rào lại sử dụng riêng. Xin nói rõ hơn vì trước đây nhà tôi cất quay mật đối diện nhà phía sau nên nhà tôi mới chừa phần đất làm lối đi và sân cho nhà mình và nhà phía sau (đây là hẽm cùng do nhà tôi chừa để đi lại cho hai nhà) nay nhà tôi quay ra mặt tiền nhưng những khoảng đất trống đó không xây cất, nếu nhà tôi đòi lại thì phải làm sao, trên giấy quyền sử dụng đất của nhà tôi không thể hiện lối đi trên bảng vẽ và lối đi duy nhất của nhà phía sau. Vậy cho hỏi gia đình tôi phải tiến hành những thủ tục gì để lấy lại đất, thời gian cho vụ kiện là bao lâu vì gia đình cần sửa chữa và nới rộng nhà ở? (Nguyễn Khang - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 202Luật Đất đai năm 2013về hòa giải tranh chấp đất đai:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình hàng xóm đang lấn chiếm diện tích đất của nhà bạn, trong trường hợp này nhà nước khuyến khích bạn và gia đình người hàng xóm đó tự hòa giải hoặc gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải.

Nếu sau khi đã hòa giải mà gia đình người hàng xóm vẫn không trả lại đất cho gia đình bạn thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi lại đất lên Tòa án nhân dân để được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”

Hồ sơ khởi kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 164Luật Tố tụng dân sựbao gồm:

Làm đơn khởi kiện, Người khởi kiện phải ký vào đơn khởi kiện, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.

– Tên Toà án nhận đơn khởi kiện.

– Tên, địa chỉ của người khởi kiện.

– Tên, địa chỉ của người bị kiện.

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Khi nộp đơn bạn nộp kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo gia đình bạn có căn cứ hợp pháp cho việc khởi kiện.

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình tiết của sự việc phát sinh trong thời gian thụ lý mà có thể thay đổi thông thường thì sẽ mất từ 4 đến 6 tháng để Tòa án tiến hành giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.