Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng...
Hỏi: Gia đình cháu có tranh chấp đất đai với 1 gia đình khác trong làng. Mảnh đất gia đình cháu chưa có sổ đỏ, nhưng do gia đình khai thác từ lâu và hiện vẫn còn cây hồng ngâm.Nhưng gia đình nhà hàng xóm ngày càng lấn sang và trồng cây sưa. Họ công nhận cây hồng ngâm là của nhàtôinhưng không công nhận đất có cây là của gia đìnhtôi. Vụ việc được thôn giải quyết và có biên bản gửi xã công nhận đất đó thuộc quyền sử dụng của gia đìnhtôi. Trên mảnh đất đó có con đường đi lại,đượcgia đìnhtôikýgiấy hiến đất cho mở đường mòn để đi lại. Nhưng đã ngưng đi lại hơn 10 năm. Hiện nay có tranh chấp gia đìnhhàng xóm bực tức rào đường ở nơi khác. Con đường đó do nửa làng mở và hàng ngày đi lại giặt quầnáovà công việc khác. Con đường đó đi qua và trên ruộng gia đình đó. (Hoàng Ngân - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 275 BLDS 2005 quy địnhquyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
"1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù".
Như vậy, trong trường hợp này tuyđây là đất và ruộng của gia đình hàng xóm nhưng họ vẫnphải dành lối đi đó cho gia đình bạn và người dân trong làngsử dụng nếu những người trong làngkhông còn lối đi nào khác và những người sửdụng con đường nàyphải đền bù cho nhà hàng xóm bạntheo quy định nêu trên.
Nếu gia đình hàng xóm không chấp nhận cho gia đình bạn và những người trong làngsử dụng thì để được tiếp tục sử dụng lối đi này, những người sử dụngphải thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:
Khi có tranh chấp về lối đi qua bất động sản liền kề, trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở, nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Trường hợp các bên không đồng ý với kết quả hòa giải ở xã, phường, thị trấn thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tụctố tụng. Cụ thể:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận