-->

Tư vấn về tiền làm thêm giờ vào ban đêm

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Hỏi:Công ty em làm 2 ca, ca đêm từ 19h30 đến 7h30 sáng hôm sau, nhưng chỉ được tính lương là tăng ca thường, lương cơ bản chưa ký hợp đồng là 3.100.000, phụ cấp độc hại là 155.000, ngoài ra không được hưởng thêm tiền khác, vì công ty làm về đế giày nên rất độc hại, mà không có khẩu trang chống độc cho công nhân. Cho e hỏi như vậy có vi phạm pháp luật không? Cho em hỏi công ty có làm hợp đồng nhưng không có đăng ký hợp đồng ở đâu, giờ công nhân khiếu nại thì phải làm sao? (Ngọc Anh - Nghệ An)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Đối với tiền làm thêm giờ:

Việc làm thêm giờ được xác định là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Thời giờ làm việc bình thường đối với công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm là không quá 6 tiếng/1 ngày.

Điều 97 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

"1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày".
Như vậy, nếu công nhân làm việc hơn 6 tiếng 1 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm hơn 8 tiếng 1 ngày đối với công việc bình thường thì khoảng thời gian còn lại được xác định là làm thêm giờ.

Nếu làm thêm vào bên đêm vào ngày thường thì được hưởng ít nhất 170%, nếu làm thêm ban đêm vào ngày nghỉ hàng tuần thì được hưởng ít nhất 220% so với tiền lương làm việc bình thường.

Đối với việc đăng ký thỏa ước lao động tập thể:

Điểm a, khoản 1 Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ – CP, Trường hợp người sử dụng lao động không đăng ký lao động tập thể với cơ quan quản lý lao động thì bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đối với việc vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động:

Khoản 2 điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu có hành vi vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Khi phát hiện vi phạm, cơ quan quản lý lao động buộc người sử dụng lao động các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố.

Trình tự giải quyết tranh chấp lao động:

Tuy công ty bạn đang làm không đăng ký thỏa ước lao động tập thể nhưng công nhân vẫn có căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Việc giải quyết tranh chấp trong trường hợp này bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở.

Công nhân có thể làm đơn yêu cầu giải quyết gửi tới phòng lao động thương binh và xã hội để được tiến hành thủ tục hòa giải.

Trường hợp hòa giải không thành thì đối với tranh chấp lao động tập thể, tức là có nhiều công nhân cùng yêu cầu giải quyết tranh chấp trên vì lợi ích của cả tập thể người lao động thì đại diện người lao động có thể nộp đơn đến Chủ tịch UBNH cấp huyện hoặc tòa án cấp huyện để được giải quyết tranh chấp.

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, tức là bạn chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi cho bạn thì có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dânđể được giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.