Khi bạn muốn phát triển thêm chức năng cho một phần mền đã được bảo hộ, để được bảo hộ bạn phải chứng minh được tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của phần mềm theo quy định của luật này.
Hỏi: Anh A sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1,X2. Nếu muốn phát triển phần mềm này thêm chức năng X3,X4 thì có cần phải xin phép anh A hoặc làm thủ tục gì không? Mối quan hệ về mặt quyền lợi giữa hai người như thế nào đối với sản phẩm phần mềm X? (Nguyễn Xuân Bắc – Cao Bằng)
Luật gia Nguyễn Tường Vy - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính là các cá nhân trực tiếp tham gia xây dựng chương trình. Các tác giả có tất cả các quyền nhân thân như tác giả các tác phẩm văn học nghệ thuật khác như quyền đặt tên, quyền đứng tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Thời hạn bảo hộ được tính theo đời người của các tác giả là 50 năm sau khi tác giả cuối cùng chết.
Vấn đề 1: Khi anh A sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1,X2. Nếu bạn muốn phát triển phần mềm này thêm chức năng X3,X4 thì có cần phải xin phép anh A. Theo Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, số 36/2009/QH12 của Quốc hội thì chương trình máy tính thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, bạn muốn phát triển phần mềm X này thành X3, X4, không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ 2009 về các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao thì bạn cần phải xin phép anh A là người sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1,X2.
Mặt khác, để phần mềm X3,X4 thuộc sản phẩm X của anh A được bảo hộ thì bạn phải chứng minh được tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của phần mềm theo quy định tại Điều 60,61,62 Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì mới được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Vấn đề 2: Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định:
Bạn chuẩn bị đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
+ Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
+ Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Vấn đề 3: Mối quan hệ về mặt quyền lợi giữa hai bên đối với sản phẩm phần mềm X .
Do bạn và anh A không phải là đồng tác giả của phần mềm X vì cả 2 không cùng sáng tạo nên phần mềm này , là phần sáng tạo riêng của mỗi người. Do đó, quyền lợi giữa 2 bên về sản phẩm phần mềm X là độc lập nhau khi được bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận