Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản
Hỏi: Em có một thắc mắc như sau xin luật sư tư vấnn giúp ạ: Em được giới thiệu để mua 1 mảnh đất 50m2 đất dịch vụ, đã đặt cọc̣c 50 triệu đồng theo đề nghị của bên bán. Trên giấy đặt cọc ghi rõ tới ngày 22/04/2013 bên mua sẽ giao nốt số tiền còn lại và các bên thực hiện nốt nghĩa vụ mua bán với nhau.Tuy nhiên tới ngày 22/04/2013 bên bán lại yêu cầu em phải chuyển tiền trước rồi mới làm thủ tục chuyển nhượng (hợp đồngng ủy quyền công chứng) sau. em ko chịu và yêu cầu bên bán phải lập hợp đồng ủy quyền trước, sau đó mới chuyền tiền, bên bán có thẻ giữ giấy tờ đất, sau khi chuyền tiền xong mới giao cho bên mua. Nhưng cùng lúc đó, gia đình bên bán gồm bố, mẹ và người bán (là con) lại không thống nhất ý kiến, bố người bán khẳng định không bán nữa. mẹ bên bán thì bảo trả lạịi tiền đặt cọcọc, người bán thì lưỡng lự. Khi đó em thấy gia đình bên bán có ý định lật lọng, còn nói năng xúc phạm nên không muốn mua nữa và yêu cầu bên bán trả lại tiền đặt cọc, nhưng người bán nhất định không trả lại. Vậy em có thẻ đòi lại tiền đặt cọc được không ạ? (Đỗ Vân An - Hà Nội).
Căn cứ điều Điều358 về đặt cọc:
“1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Theo đó việc bạn tự ý không muốn giao kết hợp đồng nữa thì bạn sẽ không thể lấy lại số tiền đã đặt cọc theo quy định của pháp luật. Bản chất của hợp đồng đặt cọc là để đảm bảo cho giao kết hợp đồng mua bán đất sau này. Vậy nên nếu hợp đồng không được giao kết thì đã vi phạm hợp đồng đặt cọc, bên người bán đã nhận tiền cọc mà không đồng ý bán nữa sẽ phải nộp tiền phạt cọc tương ứng với số tiền nộp cọc nếu trong hợp đồng đặt cọc không quy định về số tiền phạt cọc.
Căn cứ Điều 358 Bộ luật dân sự năm 2005 về biện pháp bảo đảm đặt cọc:
"1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Trong trường hợp của bạn, bạn đã đặt cọc cho bên chuyển nhượng 50 triệu đồng và có giấy tờ xác minh. Bên chuyển nhượng đã nhận tiền và hiện không có ý định tiếp tục chuyển nhượng thửa đất đó nữa, tức là từ chối thực hiện hợp đồng thì bạn có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng hoàn trả lại cho bạn số tiền đặt cọc 50 triệu đồng. Ngoài khoản tiền đó, bạn còn được bên chuyển nhượng trả một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (tức 50 triệu đồng). Như vậy, tổng số tiền mà bạn có quyền yêu cầu người nhận đặt cọc hoàn trả là 100 triệu đồng.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận