-->

Tư vấn thủ tục tố tụng dân sự kiện đòi lại tài sản?

Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt

Hỏi: Tôi có quen một người ở quê đã từng sang Nhật Bản lao động người này tên là Bình (họ hàng với nhà tôi ở quê). Tháng 5/2013 tôi gửi cho Bình 2 bộ hồ sơ nhờ Bình chạy xuất khẩu sang Nhật cho 2 em chồng tôi, và trong thời gian từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014 bố chồng tôi đã chuyển khoản hết tổng số tiền 457.000.000 đ vào Tài khoản của Bình và Tài khoản của vợ Bình. 2 em tôi đã được Bình đưa đi học tiếng. Sau đó có ký giấy nhận tiền giữa hai bên xác nhận số tiền đã đưa cho Bình. Theo lời kể của Bình thì Bình đã nhờ 1 người quen ở Quảng Ninh chỗ công ty cũ của Bình chạy việc cho 2 em tôi. Từ lúc nộp tiền xong Bình hứa hẹn hết lần này đến lần khác chuẩn bị bay nhưng kết quả không thấy gì.

Tháng 8/ 2014 tôi hẹn Bình rút tiền về nhưng viện hết lý do này lý do khác để ko trả tiền (Bình nói bên kia họ chưa trả, giờ thì nói người mà Bình nhờ lừa một số người nên Bình đang cố gắng đòi. Từ khi tôi nộp tiền cho Bình xong bảo Bình lấy giấy nộp tiền chỗ công ty Bình nhờ xin việc nhưng Bình không lấy và tôi bảo Bình cho tôi đi gặp người quen mà Bình nhờ ở công ty cũ của Bình thì anh ta cũng lấy lý do để không cho tôi gặp. Tháng 1/2014 tôi bảo Bình rút tiền về nhưng đến nay vẫn ko thấy gì. Bình hẹn cuối tháng 4 năm 2015 sẽ trả tiền, nhưng nay lại hẹn 5/5 tới.

Xin luật sư tư vấn giúp tôi xem làm cách nào để đủ thủ tục cần thiết kiện Bình, và trong trường hợp này bên gia đình tôi nên làm những gì ? (Hòa Nghĩa - Bắc Cạn)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

+) Hiện tại gia đình bạn muốn kiện Bình và muốn rút số tiền về, tuy nhiên gia đình bạn lại không có lưu giữ được bất cứ hợp đồng hay giấy tờ gì về việc gia đình giao dịchxác lập với Bình. Hiện tại chỉ có giấy biên nhận tiền giữa hai bên còn lưu giữ được. Như vậy gia đình có thể đòi lại tài sản theo hướng là anh Bình vay tài sản là chị:

Quy địnhgiao kết Hợp đồng vay tài sản - đây là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 471 Bộ luật Dân sự). Pháp luật không quy định Hợp đồng vay tài sản bắt buộc phải tuân theo bất kỳ hình thức nào nên hai bạn có thể giao kết bằnglời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (là các hình thức hợp đồng quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự). Vì vậy, mặc dù không có giấy tờ vay tiền nhưng giữa hai bên đã thể hiện bằng lời nói thì hợp đồng vay tiền giữa hai bạn vẫn được coi là hợp pháp và hai bạn có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Ngay cả khi không có giấy tờ về việc vay tiền thì hai bạn vẫn phải thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng đã giao kết bằng lời nói đó, theo đó bên vay tiền có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạntheo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự;đồng thời mỗi bên còn phải tuân theo quy định tại Điều 477 và Điều 478 Bộ luật Dân sự như sau:

* Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:

- Ðối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác.

- Ðối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

*Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn:

- Ðối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

- Ðối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Bìnhtrả đầy đủ sốtiền.Nếu ngườiđó cố tình không trả thì bạn có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu người đóthực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay giữa hai bạn. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011, khi nộp đơn khởi kiện tới Tòa án thì người khởi kiện phải gửi kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, nếu bạn muốn khởi kiệnthì bạn phải có tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trong trường hợp của bạn, hai bên không có giấy tờ gìnhưng bạn có Giấy chuyển tiền tại Ngân hàng,có giấy biên nhận tiềnbạn có thể gửi kèm theo giấy chuyển tiền này. Nếu chỉ căn cứ vào Giấy chuyển tiền tại Ngân hàng sẽ không đương nhiên chứng minh được giữa hai bạn đã giao kết hợp đồng vay tiền nhưng có thể chứng minh rằng: việc bạn chuyển tiền cho bạn của mình là có thật; số tiền chuyển là bao nhiêu. Về việc chứng minh giữa hai bên có giao kết hợp đồng vay tài sản hay không thì Tòa án còn phải căn cứ vào các chứng cứ khác như các chứng cứ thu thập được từ lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng. Hoặc bạn cung cấp được những tin nhắn cuộc gọi về vấn đề này.

+) Nếu như Bình có ý định không trả tiền hay có căn cứ cho thấy Bình nhận tiền của gia đình mà dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn hay sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng tri trả tì Bình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bộ luật hình sự:

"Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.