Thủ tục mở đường thực chất là thỏa thuận về lối đi của mảnh đất này để ghi vào trong giấy chứng nhận. Để thực hiện thủ tục này thì trước hết bạn cần phải có biên bản thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho bạn một phần đất làm lối đi ra đường công cộng.
Hỏi: Em có mua một lô đất nông nghiệp, phía trước lô đất có một con đường tự mở của chủ sở hữu (người bán). Giờ em muốn làm thủ tục tách sổ và chuyển mục đích sử dụng qua đất ở. Khi làm thủ tục thì được phòng tài nguyên và môi trường yêu cầu phải làm thủ tục mở đường. Vậy cho em hỏi thủ tục mở đường là như thế nào và có phải nộp phí gì không? (Phạm Hoàng Nam - Nam Định)
Luật gia Trần Thu Trang - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
1) Thủ tục mở đường mà phòng tài nguyên và môi trường yêu cầu là làmthỏa thuậnvề lối đi của mảnh đất này để ghi vàotrong giấy chứng nhận. Để thực hiện thủ tục này thì trước hết bạn cần phảicóbiên bản thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho bạnmột phần đất làm lối đi ra đường công cộng. Biên bản này sẽ làm căn cứ để ghi nhận về lối đi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo như bạn trình bày, hiện tại phía trước mảnh đất này đã có một lối đi do người chủ cũ tự mở. Tuy nhiên do lối đi này không nằm trong mảnh đất của bạn mà đi qua mảnh đấtliền kề nên để ghi nhận lối đi này vào giấy chứng nhận thì cần phải có biên bản thỏa thuận như đã nói ở trên. Theo Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 thì nếu mảnh đất của bạn bị bao bọc bởi các mảnh đất khác mà không có lối đi ra thì bạn có quyền yêu cầu chủ sử dụng mảnh đất liền kề dành cho bạn một lối đi ra đường công cộng:
"Điều 275.Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Khi bạn làm thủ tục chuyển mục đích thành đất ở, bạn phải đăng ký biến động đất đai để xin điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thêm phần thể hiện lối đitheo quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
2) Khi làm thủ tục đăng ký biến động này, bạn sẽ phải nộp lệ phi chứng nhận đăng ký biến động về đất đai do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có mảnh đất đó quyết định nhưng không quá 28.000 đồng. Nội dung này được quy định tại thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận