Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hỏi: Hiện tôi đang có vấn đề liên quan đến thủ tục cho nhận con nuôi cần được công ty hỗ trợ tư vấn. Em gái tôi không kết hôn khi sinh con, cháu bé sinh ra khai sinh theo họ mẹ và trong giấy khai sinh để trống tên cha. Khi em tôi mang bầu gia đình bên nội của cháu bé không đồng ý cưới mà chỉ đòi khi sinh thì sẽ đón cháu bé vì cháu là đích tôn của họ. Hiện nay họ yêu cầu em tôi thừa nhận quyền làm cha của con trai họ với cháu bé,ghi tên cha vào giấy khai sinh của cháu. Nếu em tôi không đồng ý thì sẽ nhờ pháp luật can thiệp để họ đòi lại con cháu vì đấy là nhu cầu chính đáng của cha cháu bé và sẽ được pháp luật ủng hộ. Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? Nếu tôi làm thủ tục nhận cháu bé làm con nuôi (vợ chồng tôi có công việc và thu nhập ổn định) thì sau khi thủ tục hoàn tất, cha cháu bé có quyền đòi lại con không? (Lãnh Hằng - Hải Phòng)
Thứ nhất, về vấn đề thủ tục đăng ký nhận cha con.Trong trường hợp của em gái bạn, do hai người chưa có đăng ký kết hôn nên khi sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi là con ngoài giá thú. Tuy nhiênkhi làm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì cũng giống như đăng ký khai sinh cho con trong giá thú, nếu cả hai cha mẹ thừa nhận đứa con trên thì đương nhiên là trong giấy khai sinh của con có ghi tên cả cha và mẹ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa con sinh ra thì cha hoặc mẹ ( hoặc ông, bà) phải đi đăng ký khai sinh cho con.Theo quy định tại Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định củaNghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.
Như vậy, trong trường hợp của em gái bạn, vào thời điểm đăng ký khai sinh, cha của cháu bé không có văn bản nhận con, cho nên trong giấy khai sinh của cháu bé để trống phần thông tin cha là đúng với pháp luật hiện hành.
Hiện nay, người cha yêu cầu thừa nhận quyền làm cha và được ghi nhận vào giấy khai sinh của cháu. Đây là việc hoàn toàn hợp pháp. Việc người cha đã nhận con thì em gái bạn có thể bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh cho cháu bé. Thường khi bổ sung người cha cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận cha cho con.
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký cha, mẹ, con. Thủ tục cụ thể như sau: "1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên phải có sự đồng ý của người đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho người con sẽ căn cứ Quyết định này để ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống".
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch đã quy định: căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống. Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu 1 quyển tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), thì Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung.
Như vậy, trong trường hợp của em gái bạn, để bổ sung tên người cha vào giấy khai sinh của con thì trước hết người cha cần phải làm thủ tục đăng ký việc nhận cha con. Sau khi có quyết định công nhận việc nhận cha, con, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con sẽ ghi bổ sung phần khai về cha trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con.
Thứ hai, về thủ tục nhận con nuôi:Để nhận cháu làm làm con nuôi, bạn cần phải có sự đồng ý cho làm con nuôi được quy định tại Điều 21 Luật con nuôi năm 2010 như sau:"1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày".
Trong trường hợp của bạn, trên giấy tờ khai sinh hiện tại chỉ có tên của mẹ cháu bé. Nếu như mẹ cháu bé hoàn toàn đồng ý, tự nguyện để bạn nhận cháu bé là con nuôi, thì việc nhận con nuôi của bạn hoàn toàn hợp pháp và sẽ được thực hiện theo thủ tục như sau:Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ thường trú hoặc nơi thường trú của bạn. Hồ sơ gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).
Về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: trường hợp xin nuôi con nuôi trong nước của bạn phải nộp 400.000 đồng lệ phí (Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ.Sau khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, cha cháu bé vẫn có quyền đòi lại con sau khi có quyết định công nhận việc nhận cha con.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận