Tư vấn pháp luật về cách tính BHXH một lần

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn pháp luật về cách tính BHXH một lần.

Hỏi: Công ty tôi có người đóng BHXH được 30 tháng đóng từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2015 thì báo nghỉ và không muốn tiếp tục đóng BHXH nữa mà muốn nhận BHXH 1 lần và bảo tính dùm. Tôi tính như thế này có đúng không?

Tháng 07-12/2013 mức đóng : 1.765.500 x 6 = 10.593.000

Tháng 01-12/2014 mức đóng : 1.900.000 x 12 = 22.800.000

Tháng 01-12/2015 mức đóng : 2.150.000 x 12 = 25.800.000

Tổng thời gian đóng là : 6+12+12=30 tháng

Tổng lương đóng là : 10.593.000+22.800.000+25.800.000= 59.193.000

Lương bq = 59.193.000/30=1.973.100

30 tháng đóng tôi tính là được 3 năm (6-12 tháng tính 1 năm ,12-24 tháng tính là 2 năm)

1.973.100x1.5x3 năm=8.878.950

Tôi có vào vài trang mạng tham khảo thì thấy họ tính là đóng là đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng tính 1 năm và từ đủ 7 tháng - 12 tháng tính 1 năm, nếu tính như vậy thì công ty tôi chỉ được tính là 2.5 năm? Và tôi thấy từ ngày 1/1/2016 BHXH 1 lần sẽ được tính là trước năm 2014 tính 1.5 tháng từ năm 2014 trở đi tính 2 tháng vậy công ty tôi có được tính theo 2 tháng từ năm 2014 trở đi không? (Đình Nam - Thái Bình)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2016 có quy định vềBảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

"1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."


Và tại khoản 2, 3 quy định:

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương thángg đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; b) 02 tháng mức bình quân tiền lươngg tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

Tại Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Cụ thể là: “2. mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Ngoài ra: nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính, từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Tháng 07/2013 – 12/2013 (thời gian 6 tháng – mức lương là 1.765.500): 1.765.500 x 6 = 10.593.000

Tháng 01/2014 – 12/2014 (thời gian 12 tháng – mức lương là 1.900.000): 1.900.000 x 12 = 22.800.000

Tháng 01/2015 đến 12/2015 (thời gian 12 tháng – mức lương là 2.150.000): 2.150.000 x 12 = 25.800.000

Tổng thời gian là: 6 + 12 +12 = 30 tháng

Tổng số lương là: 10.593.000 + 22.800.000 + 25.800.000 = 59.193.000

Mức lương bình quân là: 59.193.000/30 = 1.973.100

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 2 năm 6 tháng

Trợ cấp xã hội 1 lần: 1.973.100 x 0.5 (năm) x 1.5 (hệ số) + 1.973.100 x 2 (năm) x 2 (hệ số) = 9.372.225

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 9.372.225 đồng.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.