Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hỏi: Mẹ tôi có vay tiền ngân hàng và vay mượn bên ngoài 250 triệu. Giờ mẹ tôi bán hết tài sản vừa đủ trả nợ ngân hàng, còn nợ bên ngoài thì chưa trả được mà người cho vay lấy lãi 10%/tháng vay từ năm 2013 đến nay (luôn đóng lãi đầy đủ). Giờ không còn tài sản để trả, mẹ tôi có hứa đi làm thuê trả từ từ để trả, bên cho vay không đồng ý và đòi đưa ra tòa, vậy mẹ tôi có vi phạm pháp luật không? (Phùng Sáng - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo thông tin bạn trình bày, mẹ bạncó vay tiền ngân hàng và vay mượn bên ngoài 250 triệu, giờ mẹ bạnbán hết tài sản vừa đủ trả nợ ngân hàng, còn nợ bên ngoài thì chưa trả được mà người cho vay lấy lãi 10%/tháng vay từ năm 2013 đến nay (luôn đóng lãi đầyđủ).
- Về việc cho vay với lãi suất 10%/tháng.
Điều 476Bộ luật Dân sự 2005quy địnhnhư sau:
"1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ".
Như vậy, đối với trường hợp các bên thỏa thuận về mức lãi thì lãi suất cho vay không được vượt quá150%của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Cho đếnnăm 2013, Ngân hàng nhà nước vẫnmức lãi suất cơ bản bản đồng Việt Namlà9%/nămtheoQuyết định số 2868/QĐ-NHNNngày 29/11/2010. Theo quy định này thì có thể xác định được mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi cho vay tiền là:9 x 150% = 13,5%/năm
Người cho vay lấy mẹ bạn 10%/tháng, tức là 120% năm, nghĩa là gấp mức lãi suất tối đa mà nhà nước cho phép 8,9 lần.
Như vậy, đây là hành vi vi phạm pháp luật.Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Như vậy, mẹbạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu với phần lãi suấtvượt quá 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng và chỉ thực hiện nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật, tức là mẹ bạn chỉ cần trả lãi suất 13,5%/năm thay vì trả 120%/năm.
Khi Tòa án tuyên phần lãi suất quá 150% lãi suất Ngân hàng nhà nướcvô hiệu thì hậu quả pháp lý được quy định tại Bộ luật dân sự 2005như sau:
"Điều 137.Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
Điều này có nghĩa là đối vớisố tiền lãi quá mức quy định trong suốt từ năm 2013 đến nay mà bên cho vay đã nhậnphải trả lại cho mẹ bạn.
- Về việc mẹ bạn đến thời hạn trả nợ không trả được.
Mẹ bạn đã vi phạm nghĩa vụ của bên vay tài sản theo điều 474 Bộ luật dân sự 2005
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ".
Trường hợp của bạn là vay có lãi, cho nên đến hạn mẹ bạnkhông trả đầy đủ thì mẹ bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản Ngân hàng công bố.Nếu không có thỏa thuận về việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, hoặc mẹ bạn không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mìnhthì bên cho vay hoàn toàn có quyền khởi kiện mẹbạn tại Tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận