Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Hỏi: Công ty tôi là Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty trong Hồ Chí Minh kinh doanh về lĩnh vực may mặc.Chi nhánh có mở các cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh ngoài Hà Nội và ký hợp đồng Đại lý với các điều khoản như: Trả tiền thuê mặt bằng, điện nước; Các khoản thuế (hóa đơn lấy tên Chi nhánh công ty); Đại lý không đạt được doanh số đề ra thì không được hưởng % mà Chi nhánh sẽ trả lương cho nhân viên; hàng hóa Chi nhánh ký gửi;Các trang thiết bị, sửa chữa chi nhánhđầu tư 100%; ký hợpđồng laođộng vớ iĐại lý và nhân viên bán hàngtại đại lý... Tôi muốn hỏi Luật Sư là như thế có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì giải pháp như thế nào cho đúng với Pháp luật mà vẫn đạ tđược mục đích kinh doanh của Công ty? (Mỹ Linh - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Bạn cần phân biệt khái niệm Doanh nghiệp, Chi nhánh , địa điểm kinh doanh và đại lý như sau:
Theo quy định tạiKhoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014thì:
"7. doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh."
Theo quy định tạiKhoản 1 Điều 45Luật doanh nghiệp 2014thì:
"1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghềkinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp."
Theo quy định tạiKhoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ- CPthì:
" Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh vàđịa điểm kinh doanh có thểtrực thuộc doanh nghiệp hoặc trực thuộc chi nhánh."
Theo quy định tạiKhoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014thìĐịa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Điều 166Luật thương mại 2005thì
" Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao."
và tạiĐiều 167 Luật thương mại 2005quy định về bên giao đại lý và bên đại lý như sau:
"- Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.- Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ."
Như vậy, bên giao đại lý và bên đại lý phải là những thương nhân có hoạt động thương mại độc lập với nhau. Trong trường hợpcủa bạn, có thể nói chi nhánh mở các cửa hàng bán lẻ chính là mở các địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh này trực thuộc chi nhánh. Do vây, các cửa hàng bán lẻ này không thể ký hợp đồng đại lý với chính chi nhánh đó và trường hợp của bạn,nếu Công ty bạn muốn uỷ quyền cho chi nhánh bạn ký hợp đồng đại lý với bên thứ bathìcó thể hợp tác vớit hương nhân khác theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận