-->

Tư vấn pháp luật: chế độ thai sản và tiền lương của xã viên

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về chế độ thai sản và tiền lương của xã viên.

Hỏi: Năm 2009 Hợp Tác xã (HTX) được thành lập, tôi vừa là thành viên hợp tác vùa được hợp tác xã nhận vào làm kế toán trưởng (hợp tác xã tạo việc làm). Trong quá trình làm việc trong nhiệm kì đầu mới thành lập có những sai sót đối với ban quản trị HTX dẫn đến khiếu kiện nhưng đã được các cấp các ngành thanh tra kiểm tra nhưng không có dấu hiệu phạm pháp.Mới đây đã đại hội bầu nhiệm kì mới nhiệm kì 2014-2019,giám đốc mới lên thay đã đổ hết trách nhiệm lên tôi trong lúc này tôi đang nghỉ sinh (tôi sinh từ tháng 3). Tôi đã đưa hồ sơ thai sản để thanh toán chế độ thai sản nhưng giám đốc đã lập biên bản giữ tiền chế độ thai sản không thanh toán cho tôi và cũng thông báo trong thời gian tiếp theo khi tôi đi làm lại trong thời gian làmsẽtạm giữ tiền lươngđể trừ vào những thất thoát mà giám đốc cho là tôi đã làm.Vậy tôi muốn hỏi giám đốc củađơn vị tôi có được quyền giữ tiền thai sản và tiền lương của tôi không? (Ngọc Tú - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 12, điều 21 Luật Hợp tác xã 2012

"12. Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, giữa liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên bao gồm nghĩa vụ cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá và phương thức thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên là nội dung hợp đồng lao động giữa hợp tác xã và thành viên".

Như vậy mối quan hệ của bạn và hợp tác xã là mối quan hệ lao động chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2012. Theo như thông tin bạn cung cấp thì nhiệm kỳ cũ có những sai sót đối với ban quản trị HTX dẫn đến khiếu kiện nhưng đã được các cấp các ngành thanh tra kiểm tra nhưng không có dấu hiệu phạm pháp, chúng tôi có thể hiểu hành vi để xảy ra sai sót từ nhiệm kỳ cũ đã bị điều tra và xử lý kỷ luật ( nếu có ) như vậy giám đốc mới của bạn không có quyền xử lý với hành vi sai phạm này và đồng thời theo quy định tại điều 123 Bộ luật Lao động 2012 thì

"Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình".

Bên cạnh việc giám đốc không có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành vi đó, thì việc bạn đang mang thai cũng sẽ không phải chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào theo quy định tại điểm d, khoản 4 điều 123 trên.

Ngoài ra việc tạm giữ tiền lương còn thuộc vào điều cấm của pháp luật quy định tại điều 128, Bộ luật lao động 2012

"Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động".

Vậy giám đốc có trách nhiệm chi trả chế độ thai sản và trả lương đầy đủ cho bạn. Hợp tác xã không được giữ tiền lương và tiền thai sản của bạn vì vi phạm điều cấm của pháp luật là dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Nếu bạn không đồng ý với cách làm của giám đốc hợp tác xã, bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án để Tòa án đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bạn do hợp tác xã làm sai so với quy định của pháp luật

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.