Tội cướp giật tài sản: Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Về điều kiện để hưởng án treo:Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.
TạiNghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTPngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: "a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo; b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng; c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên; d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Như vậy, tuy bạn của bạn có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sử, nhưng để được hưởng án treo thì tội cướp giật tài sản của người bạn phải không quá 3 năm, như vậy bạn của bạn có được hưởng án treo hay không còn tùy thuộc vào mức hình phạt phải chịu đối với tội cướp giật tài sản.
Còn đối với hành vi sàm sở người khác,
Theo Khoản 1 điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể".
Khoản 3 điều 307 Bộ luật Dân sự quy định:
"Điều 307.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại".
Trong trường hợp này, côgáibị ảnh hưởng tinh thần do hành vi xâm phạm thân thể gây ra, người gây ra thiệt hại phải xin lỗi và bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho cô gái, như vậy tùy vào ý chí cô gái, nếu cô gái kiện đòi bồi thường thì người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.
Trường hợp hành vi sàm sỡ đến mức độ phạm tội hiếp dâm, thì theo quy định tại điều 111 BLHS1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận